19/12/13

Tìm hiểu và cải thiện Domain Authority (DA)

Trong lĩnh vực SEO, có một chỉ số không do Google đặt ra nhưng rất quan trọng với kết quả SEO chính là chỉ số Domain Authority (DA) của SEOmoz. Vậy Domain Authority là gì?
Theo như định nghĩa của SEOmoz, DA là thước đo chất lượng của tên miền, được dùng để dự báo khả năng xếp hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Nó là một thước đo độ uy tín của tên miền. Tên miền nào có DA cao hơn thì có khả năng xuất hiện kết quả tìm kiếm cao hơn. Điểm số DA là được đánh số từ 0 đến 100, là tổng hợp dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau như: liên kết đến tên miền, tổng số backlink, mozRank, mozTrust và hơn… 150 tiêu chí khác. Những tiêu chí này được SEOmoz nghiên cứu và thử nghiệm cẩn thận, bám sát vào những tiêu chí xếp hạng của Google nên kết quả rất tuyệt vời và trở thành một chỉ số quan trọng ngang ngửa Page Rank từ Google đối với dân làm SEO.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể nghiên cứu hết 150 tiêu chí đó mà chỉ chọn những tiêu chí quan trọng nhất của DA để tối ưu (và cũng tối ưu kết quả tìm kiếm trên Google). Hiện nay, có 3 tiêu chí được quan tâm nhất là Domain Age (Tuổi của tên miền), Domain Popularity (Độ phổ biến của tên miền) và Domain Size (Độ lớn của tên miền). Đây là 3 tiêu chí cơ bản, ảnh hưởng đến rất nhiều tiên chí khác.

Domain Age (Tuổi của tên miền)

Tuổi của domain được tính từ khi domain được đăng kí khai sinh cho đến thời điểm hiện tại. Với nguyên tắc “sống lâu lên lão làng”, domain càng “già” thì các công cụ tìm kiếm càng tin tưởng và đánh giá cao. Các công cụ tìm kiếm hiểu 1 cách khá đơn giản là những domain càng lâu đời thì website chạy trên domain đó có chất lượng cho các độc giả. Nếu domain của bạn quá trẻ (dưới 5 năm), domain đó có nguy cơ bị sự kiểm tra gắt gao của Google, mà người ta gọi là Google Sandbox (Thủ thuật Marketing cũng đã từng bị Google Sandbox, và tuổi đời của Thủ thuật Marketing tới thời điểm này chỉ mới có… 8 tháng!)

Gợi ý của Thủ thuật Marketing

Để có được Domain Age tốt, bạn hãy đầu tư mua lại những tên miền có tuổi thay vì đăng kí mới. Bạn có thể xây dựng website phát triển nhanh và ít khả năng bị Google để ý.

Domain Popularity (Độ phổ biến của tên miền)

Một ca sĩ nổi tiếng sẽ có nhiều người biết đến, nhiều người nhắc đến và nhiều người chạy đến (xin chữ kí chẳng hạn). Tương tự, một domain phổ biến là một domain được nhiều website khác trỏ về, được chia sẻ thường xuyên trên mạng xã hội và được nhiều người follow theo.
Nếu mọi thứ diễn ra tự nhiên, thì đầu tiên website của bạn có chất lượng, nhiều người đọc và chia sẻ lại trên mạng xã hội, trên các forum, đưa vào bookmaking. Nhiều website khác đăng tải lại nội dung trên website. Khi đó, website của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và phổ biến.
Ít tự nhiên hơn 1 chút, chúng ta đang đi làm… backlink! 

Gợi ý của Thủ thuật Marketing

Có nhiều phương pháp để tăng độ phổ biến của website (nói đơn giản là làm backlink):
  • Chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
  • Chia sẻ trên các diễn đàn.
  • Làm guest blogging
  • Sử dụng Social Bookmarking
  • Xây dựng liên kết nội bộ tố
  • Xây dựng & trao đổi liên kết hợp lý
Dĩ nhiên, xin nhắc lại là hãy làm mọi thứ thật tự nhiên, cẩn thận, chất lượn. Đừng để bị Google “đá đít” (nhất là khi domain của bạn còn non trẻ).

Domain Size (Độ lớn của tên miền)

Nói đơn giản, website của bạn được index càng nhiều thì càng lớn. Một website có 1000 bài viết thì sẽ “ngon” hơn là 10 bài viết. Tuy nhiên, bạn vẫn phải để ý đến Panda nhé. Nội dung phải thật chất, không (hoặc ít) copy từ chỗ khác và đạt các nguyên tắc về SEO.
Một lưu ý quan trọng nữa, Domain size phải đi đôi với Domain Popularity. Nội dung càng nhiều thì backlink cũng phải càng nhiều.

Gợi ý của Thủ thuật Marketing

Để tăng domain size, bạn phải có nhiều trang được index, và bạn phải có nhiều nội dung. Hãy xây dựng content tốt, chia sẻ nhiều (tăng domain popularity), Google sẽ index website của bạn nhanh hơn và tăng chỉ số DA cho bạn.

Kiểm tra Domain Authority

Website http://www.opensiteexplorer.org
opensiteexplorer.org---Thuthuatmarketing
Cài đặt công cụ Mozbar trên Firefox hoặc Chrome

0 nhận xét:

Đăng nhận xét