Hiển thị các bài đăng có nhãn Thương hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thương hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

11/3/14

Chí Phèo - Thị Nở 1 câu chuyện 40 cái title

Chuyện vui kể rằng, trong Ngày hội các Biên tập-Phóng viên Báo chí không chuyên lần nọ, có tổ chức cuộc thi để tìm ra "Thần tượng phóng tin Việt Nam Idol 2010". Chủ điểm đưa ra là Các cách thi triển công phu phóng tin, ví dụ đưa ra là từ một vụ "trọng án" trong Văn học xưa như Chí Phèo đâm chết Bá Kiến. Hàng loạt các anh tài từ rất nhiều cơ quan Báo chí lớn như Mương Phò, Cống thông tin Dinh Me, VN Bốc Phét, Dâm Trí, Tin láo 24h, PLXH-Phơi L Xả Hơi.. cùng nhau hồ hởi tranh tài với đúng những sở trường mà mình đang có được. Và dưới đây là bản Tổng hợp kết quả:

Phèo


Nở

1. Chuyện anh Chí đâm chết Bá Kiến, có thể "thi triển" các tựa đề:

Kinh hoàng vụ sát hại trưởng thôn tại làng Vũ Đại

Say rượu, đâm chết cán bộ thôn

Đã tìm được kẻ giết trưởng thôn làng Vũ Đại

Bi kịch làng Vũ đại – trưởng thôn bị giết tại nhà

Kẻ giết trưởng thôn Bá Kiến là người cùng làng

Nghi phạm giết trưởng thôn là người đã có tiền án

Trưởng C.A làng Vũ Đại: Chúng tôi đang tiếp tục điều tra


2. Sau đó, có thể khai thác chuyện anh Chí với chị Nở trong vườn chuối:

Sốc với hình ảnh giới trẻ công khai tình yêu trong vườn chuối

Có hay không vụ hiếp dâm trong vườn chuối

Vừa ra tù đã phạm tội hiếp dâm

Đau lòng người đàn bà dở bị cưỡng bức

Chân dung kẻ đồi bại tại làng Vũ Đại

Đã xác định được kẻ hiếp dâm chị N.

Vụ lạm dụng tình dục ở làng Vũ đại – công an thôn vào cuộc


3. Tiếp tới, ngay lập tức chuyển sang các nội dung:

Phát sốt vì bộ ảnh cực "nóng" của Thị Nở

Bé Nở "lạ lẫm" trong trang phục tứ thân

Thị Nở vai trần đi vo gạo

Thị Nở thổ lộ về mối tình đầu

Thị Nở e ấp bên người "đặc biệt"

Thị Nở hot với yếm đào bên bờ sông

Thị Nở: Anh ấy không phải là đại gia

Thị Nở: Giữa tôi và anh Chí chỉ là mối quan hệ cùng thôn
Đôi lứa


Thị Nở: Còn quá sớm để nói về chuyện yêu

Lộ ảnh sốc Chí Phèo & Thị Nở trên facebook

Chí Phèo: Tôi chỉ coi em Nở như em gái

Những bóng hồng trong cuộc đời anh Chí

Rộ tin đồn Bá Kiến là người thứ 3

Dàn sao nông dân "kute" làng Vũ Đại cùng chúc mừng cho bé Nở

Xôn xao đoạn ghi âm đêm hẹn hò của chị Nở và anh Chí tại vườn chuối

Chí Phèo & Thị Nở: đẳng cấp chuyện tình Titanic


4. Nếu "có tầm nhìn" thì đi ngang sang các đề tài:

Cảnh tỉnh về lối sống buông thả của 1 bộ phận thanh niên nông thôn

Nói về vấn nạn lạm dụng tình dục ở nông thôn

Có hay không việc cần thiết đưa giáo dục giới tính về nông thôn

Tình trạng thất nghiệp ở nông thôn và các hệ lụy xã hội
 
5. Hoặc xoáy sang các chủ đề hút khách:

Rượu, cháo hành (không thịt) và câu chuyện an toàn tình dục

Rượu và chuối xanh: Thần dược của tình yêu !

Cháo hành có phải là phương pháp phục hồi hữu hiệu sau khi làm chuyện ấy?


6. Và cuối cùng là "vét máng":

Làng Vũ Đại ngày ấy và bây giờ

Lật lại Hồ sơ vụ án Chí giết Kiến

Những chuyện chưa kể về anh Chí Phèo

Lương y Phạm Thị Hồng nghi ngờ Chí "còn nguyên": có không chuyện tình Vườn chuối?

Copywriting kỹ thuật SEO hiệu quả tốt nhất

SEO copywriting là công việc biên tập, xây dựng nội dung cho website nhưng trong quá trình này Copywriter sẽ sử dụng nhiều thủ thuật để các nội dung đó có hiệu quả cao nhất trong SEO như : tối ưu mật độ từ khóa trong nội dung, phân bố đều từ khóa trong bài viết, giật title, PR bài viết …



Để trở thành 1 Copywriter chuyên nghiệp thì bạn phải làm gì?
Hiển nhiên, khi bạn thực hiện công việc copywriting thì bạn đã là 1 Copywriter, nhưng trình độ của bạn sẽ phụ thuộc vào kết quả của các nội dung đó trong SEO.
Và 1 phần lớn Copywriter khá lười, họ chỉ đi copy bài viết đã có trên các website khác để đem về làm nội dung cho website của mình mà không thèm chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa một chút để cho khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của chiến lược SEO copywriting vì các bạn biết đó, Google luôn thích nội dung mới, độc đáo thay vì nội dung bị trùng lặp với các website khác. Và hiển nhiên, nội dung này của bạn sẽ bị Google đánh giá thấp.
Một ví dụ điển hình nhất cho kỹ thuật SEO copywriting là bạn hãy thử theo dõi 2 trang báo ” dantri.com.vn ” và ” vnexpress.net “. Bạn cũng không cần phải chú ý nhiều, chỉ cần lướt qua từ đầu tới cuối trang chủ của 2 website đó. Bạn sẽ nhận ra 1 điều : 2 website này đa số cùng có các nội dung nói về 1 chủ đề nhưng cách viết title hay nội dung trong bài viết của họ lại hoàn toàn khác nhau. Vâng, ở đây tôi muốn nhấn mạnh với các bạn rằng : ” một vấn đề có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau “. Nếu để ý thêm, bạn sẽ thấy có khá nhiều tin được 2 website này giật title ( cách viết tiêu đề thu hút, hấp dẫn người đọc ).
Hiện nay, đa số các website của chúng ta đều có cùng chủ đề, lĩnh vực, ngành nghề với vô số các website khác và nội dung quanh đi quẩn lại cũng là các vấn đề cũ hoặc lấy của nhau, phần nội dung mới vô cùng nhỏ bé. Các bạn làm SEO copywriting tại sao lại không khắc phục vấn đề này để cải thiện chất lượng nội dung trên website của mình ?
Những bước cơ bản của Kỹ thuật SEO copywriting tốt nhất để trở thành Copywriter chuyên nghiệp và đạt kết quả tốt trong quá trình SEO :
Nhắm đúng các nhóm đối tượng đọc giả : hãy phân tích các nhóm đối tượng đọc giả mà bạn cần hướng đến cho mỗi nội dung thật kỹ lưỡng.
Luôn update các nội dung mới hoàn toàn, độc đáo.
Xem nội dung trên các website của các đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra cách trình bày nội dung khác của họ nếu bạn cũng trình bày về các chủ đề giống họ.
Chú ý tới title ( tiêu đề bài viết ) vì điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới lượng view bài viết của bạn, hãy viết title một cách thật hấp dẫn, thu hút đọc giả nhưng điều quan trọng là nội dung cần đúng theo title và vô cùng thực tế, có nghĩa, đem lại giá trị cho người đọc. Tránh kiểu title một kiểu, nội dung 1 kiểu, sơ sài khiến đọc giả tụt hứng, mất thiện cảm.
Trình bày các vấn đề thật lôi cuốn, hấp dẫn với đọc giả. Điều này có lẽ là khó nhất với các Copywriter.
Yếu tố mật độ từ khóa : trong title hãy chắc chắn chứa từ khóa mà bạn muốn có thứ hạng cao trên Google, tiếp đó hãy khéo léo tạo mât độ từ khóa khoảng 2 – 4% trong phần nội dung của bài viết.
Phân bố đều từ khóa : bạn hãy chắc chắn từ khóa của bạn được phân bố đều trong phần nội dung từ trên xuống dưới một cách tốt nhất mà không gây khó chịu cho đọc giả.
Nội dung bài viết : nội dung bài viết cần phải cung cấp đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các thông tin mà bạn muốn đưa tới đọc giả, hãy chắc chắn họ có thể nắm bắt được tất cả các thông tin đó mà không cần click thứ 2.
Sử dụng liên kết nội bộ để điều hướng đọc giả xem các bài viết khác mà bạn muốn.
Sử dụng các button chia sẻ bài viết qua các mạng xã hội và khuyến khích người dùng click vào đó.

Chia sẻ nội dung lên các website khác có lượng đọc giả tiềm năng cho vấn đề mà bạn trình bày trong nội dung và các mạng xã hội phổ biến. Tránh tình trạng spam bài viết sẽ không có hiệu quả.

19/12/13

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm

Khi mua sắm các sản phẩm, con người thường không nắm chắc giá trị thực sự của mặt hàng để định giá tiền. Do vậy họ dựa vào cảm xúc, kinh nghiệm hay trực quan. Và đó cũng là thời điểm những “ngộ nhận” xuất hiện…..



1. Người ta thích miễn phí hơn giảm giá

Bạn bước vào một cửa hàng Starbuck và nhìn thấy 2 lựa chọn mua cho một cốc café. Lựa chọn thứ nhất là thêm 33% lượng café miễn phí. Lựa chọn thứ hai là giảm giá 33% so với mức bình thường. Theo bạn, đâu là lựa chọn tốt hơn?
“Chúng có gì khác nhau đâu”, nhiều người có thể nhận định vậy, tuy nhiên nếu bạn xem bản nghiên cứu mới được xuất bản của tạp chí Journal of Marketing – bạn sẽ thấy mình đã nhầm.
Hai lựa chọn xem chừng là tương đương nhưng thực tế 33% giảm giá lại tương đương với 50% tăng lên về lượng. Hãy thử đặt bút tính: Giả sử giá chuẩn của 1 tách café là 1 USD và lượng café được chia làm 3 phần bằng nhau, vị chi là giá trị mỗi phần là 0,33 USD. Lựa chọn đầu tiên sẽ cho bạn 4 phần café với giá 1 USD (tương đương 0,25 USD/ phần) còn lựa chọ thứ 2 cho bạn 3 phần café với giá 0,66 USD (tương đương 0,22 USD/ phần).
Kết luận: Thêm một lượng dùng miễn phí nghe có vẻ “bùi tai” hơn được giảm giá và việc ứng dụng lối suy nghĩ này trong kinh doanh đã đem lại những hiệu quả rất lớn.
Bán ngũ cốc ? Đừng hạ giá sản phẩm, hãy nói về việc hộp đựng đã…to thêm ra thế nào ! Bán xe hơi ? Hãy nói về những tính năng phụ thêm mà người dùng vẫn được miễn phí.
Có 2 lý do lớn giải thích tại sao những mánh khóe kiểu này lại hoạt động hiệu quả. Thứ nhất: Khách hàng không hề biết các mặt hàng có giá hợp lý bao nhiêu, do đó họ phụ thuộc vào những cảm giác không mang nhiều tính định lượng.
Thứ hai: Dù con người tiêu rất nhiều tiền và phần lớn được đào tạo cơ bản về toán học, nhưng khi thực hiện các giao dịch, họ hiếm khi vận dụng chúng. Ai muốn làm toán trong siêu thị với hàng tá mặt hàng ?

2. Chúng ta bị ảnh hưởng rất mạnh bởi những con số đầu tiên

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Bạn bước vào một cửa hàng đồ xa xỉ (giả sử là Hermes) và bạn thấy một cái túi 7.000 USD. “Haha, thật là ngu ngốc” Bạn nói với bạn của mình “7.000 USD cho 1 cái túi ư ?” Sau đó bạn chú ý vào một chiếc đồng hồ tuyệt đẹp giá 367 USD. Nếu so với những chiếc đồng hồ bình dân thì mức giá này thực sự quá cao.
Nhưng nếu so với chiếc túi 7000 USD bạn vừa nhìn thấy, mức giá này thực sự là “món hời”. Một thủ thuật khôn ngoan của cừa hàng khi bày những đồ đắt tiền để làm “mỏ neo” giá, thiết lập một mức so sánh ảo trong tâm trí người tiêu dùng.

3. Chúng ta “sợ hãi” với những con số quá lớn

Chúng ta đều không muốn cảm thấy bị lừa dối. Khi chúng ta không chắc về giá trị các mặt hàng, chúng ta thường có xu hướng tránh khỏi những mức giá quá cao hay quá thấp. Các cửa hàng hoàn toàn có thể tận dụng thành kiến này của chúng ta để “chống lại” chính chúng ta. Hãy xem thử câu chuyện sau đây.
Mọi người được chào mời 2 loại bia: Bia cao cấp với giá 2,5 USD và bia bình dân với giá 1,8 USD. Khoảng 80% người tham gia chọn loại bia có giá cao hơn. Giờ một loại bia thứ 3 xuất hiện, bia siêu giảm giá – 1,6 USD. Giờ thì 80% người tham gia chọn loại bia 1,8 USD, 20% còn lại chọn loại 2,5 USD và tuyệt không có ai chọn loại rẻ nhất !
Lần thử nghiệm thứ 3, họ đã bỏ đi loại bia 1,6 USD và thay vào đó là bia siêu cao cấp có giá 3,4 USD. Phần lớn mọi người chọn loại 2,5 USD, 1 lượng nhỏ chọn loại 1,8 USD và chỉ khoảng 10% chọn mặt hàng cao cấp 3,4 USD.
Giờ có vẻ chúng ta đã hiểu hơn về “lối mòn” tư duy của mình.

4. Chúng ta yêu thích sự lý giải

Trong cuốn sách Priceless, tác giả William Poundstone đã giải thích điều gì đã xảy đến khi ông đặt thêm một chiếc máy làm bánh trị giá 429 USD bên cạnh mẫu hàng giá 279 USD: Doanh số mẫu hàng rẻ hơn đã tăng lên gấp đôi dù không ai mua chiếc 429 USD cả.
Bài học rút ra là: Nếu bạn không thể bán một sản phẩm, hãy đặt một thứ tương tự, giống hệt nhưng có giá gấp đôi bên cạnh. Điều này sẽ làm cho sản phẩm khó bán kia trông như “một món hời”. Một cách giải thích cho mánh khóe này là mọi người luôn thích những lý giải và đặc biệt là những giải thích khiến họ có cảm giác “mình đúng”.
Đơn cử như ví dụ trên, chúng ta thường tự nói với bản thân là: “Chiếc máy làm bánh này có giá 279 USD, rẻ hơn tới 40% so với mẫu bên cạnh mà xem ra chẳng có gì khác, quả là món hời. Mua thôi !”

5. Chúng ta làm những gì được bảo

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Con người nhiều khi dễ bị “dẫn dụ” vào những thứ đã chuẩn bị trước. Chuỗi nhà hàng Savvy là một ví dụ. Những nhà hàng này đã thiết kế thực đơn của họ sao cho thu hút ánh mắt nhìn của chúng ta vào những món ăn đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đơn giản bằng việc thêm hình ảnh, chú thích, tô vẽ, v..v…
Bài học rút ra khi đi ăn bên ngoài là: Nếu bạn thấy một vài món trên menu được làm nổi bật, diễn tả, thêm tranh ảnh hoặc đứng bên cạnh một sản phẩm thực sự đắt đỏ khác, đó có thể là món ăn có tỷ suất lợi nhuận cao mà nhà hàng đang muốn bạn nhìn thấy và cân nhắc.

6. Chúng ta để cảm xúc làm chủ

Trong một thử nghiệm được miêu tả trong cuôn sách Priceless được đề cập ở trên, các tình nguyện viên được phát những số tiến ngẫu nhiên khác nhau, chạy từ 1 USD tới 10 USD và mọi người đều được phát công khai.
Điều được nhận thấy rằng những người chỉ nhận được 1 USD so với những người khác thường có cảm giác khó chịu và có phần đố kỵ, một phản ứng rất tự nhiên. Khi chúng ta cảm giác mình bị “lừa”, chúng ta thường cảm thấy không thoải mái – thậm chí đó là một thương vụ tốt (bỗng nhiên được 1 USD ?)
Hãy nhìn vào một thử nghiệm khác ở quầy bar. Trời đã muộn và bạn đang đói, bạn nhìn thấy một gói Snack trong cửa hàng nhưng lại cảm thấy phân vân vì mức giá cao, do vậy bạn tự bỏ đói mình còn hơn là bị “cho vào tròng”.
Một thực tế khác rằng việc mặc cả thường làm chúng ta cảm thấy “vui” về bản thân. Thậm chí một món đồ vô dụng nhất thế giới cũng có thể trở nên hấp dẫn với mức giá siêu rẻ.

7. Chúng ta dễ bị trở nên ngốc nghếch bởi rượu bia, thời gian, và các quyết định

Khi chúng ta dùng đồ có cồn và có cảm giác say, chúng ta dường như quên đi sự mệt mỏi, căng thẳng và lơ đễnh nhiều thứ, chúng ta sẽ tự đặt và tự trả lời những câu hỏi đơn giản về việc mua sắm các món hàng.
Những phong kẹo giá rẻ hay kẹo cao su thường được đặt ở quầy tính tiền, ngoài việc dùng làm tiền trả lại thì đó còn là “lời mời gọi” những vị khách hàng đang mệt mỏi và không quan tâm lắm đến giá tiền đính trên. Có hơi men là trạng thái rất dễ dẫn đến những sai lầm trong thực hiện giao dịch, khi đầu óc chúng ta bị hạn chế và không thể suy sét những nhân tố phức tạp ấn bên trong.

8. Chúng ta quan tâm nhiều tới các lần giao dịch

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Chuyên gia Megan McArdle đã khuyên nhủ những độc giả của bà rằng hãy từ bỏ những khoản trả tiền định kỳ như thẻ thành viên CLB thể hình hay việc mua đặt báo dài kỳ. “Đừng mua những thứ bạn không dùng”, tuy nhiên mọi việc diễn ra không hẳn như bà dự đoán.
Một phát hiện thú vị đã chỉ ra rằng chúng ta thích những thẻ thành viên hay đặt mua trọn gói vì chúng ta muốn né tránh cảm giác “khó chịu” trong tâm lý: Chẳng ai muốn cứ mỗi lần đi tiêu dùng dịch vụ lại phải mở ví và rút tiền ra cả, thay vào đó cứ mua trước và tự do sử dụng tùy ý. Một cảm giác thoải mái hơn nhiều.

9. Chúng ta phản ứng khá kỳ lạ với các khoản giảm giá hay bảo hành

Có 2 hình thức đặc biệt khi giao dịch mua sắm: Giảm giá tiền cho lần mua kế tiếp và bảo hành. Thứ đầu tiên là một giá trị ảo (liệu bạn có chắc sẽ quay trở lại và tận dụng số tiền được giảm đó ?). Loại hình thứ 2 là để mua sự an tâm (Giờ tôi có thể sở hữu thứ này mãi mãi và không cần lo lắng gì cả).
Cả 2 thứ đều là những mánh khóe cơ bản “Nếu thay vì mua sắm những món hàng được giảm giá trong lần tới. Tại sao lại không thể trả giá thấp ngay trong lần đầu mua hàng ?”
Mặt khác, “Bảo hành” cũng không phải là lựa chọn hợp lý – dẫn lời nhà kinh tế học David Cutler đến từ đại học Harvard “Nếu bạn mua sắm một mặt hàng có gía trị thấp, nhiều người sẽ có đồng quan điểm với bạn rằng chẳng cần bảo hành làm gì” Do vậy hãy cân nhắc với từng loại mặt hàng và khả năng hư hỏng có thể xảy ra, nếu không, bạn hoàn toàn có thể bị “dính bẫy”

10. Chúng ta bị ám ảnh bởi con số 9

Có tới 65% các mức giá bán lẻ kết thúc bằng con số 9 ? Tại sao lại vậy ? Mọi người đều biết rằng 20 USD hay 19,99 USD là chẳng khác gì nhau. Nhưng con số 9 lại cho chúng ta biết một điều đơn giản: Sản phẩm này được giảm giá ! Sản phẩm này rẻ !.
Điều đó là đương nhiên vì chúng được đặt giá bởi những người biết rằng bạn không thích hàng đắt và luôn muốn được giảm giá. Nói cách khác, vô hình chung số 9 ở cuối đã chuyển tới một thông điệp về mức giá hấp dẫn tới người mua.
Tuy nhiên cách đặt giá này cũng sẽ phụ thuộc vào từng mặt hàng. Một khách hàng sẵn sàng trả tới 170 USD cho món tôm hùm sẽ cảm thấy lố bịch khi nhìn thấy mức 169,99 USD. Nhưng nếu bạn mua sản phẩm là đồ lót, những số 99 ở cuối sẽ trở nên hấp dẫn. Shopping thực ra là cuộc chơi thu hút sự chú ý. Người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm thứ họ cần, họ còn tìm đến những sản phẩm đáng mua và số những số 9 đã thực hiện việc thu hút ánh nhìn rất hiệu quả.

11. Chúng ta bị trói buộc với cảm giác “công bằng”

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Người mua thường không biết giá trị thật của món đồ, bên cạnh đó họ bị thúc đẩy bởi 2 từ “công bằng” khi giao dịch hàng hó, do đó họ phải dựa vào các tín hiệu để quyết định mức chi trả. Một thí nghiệm của nhà kinh tế học Dan Ariely đã cho thấy những điều thú vị. Ariely giả sử rằng ông sắp tổ chức một buổi hòa nhạc với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Ông nói với một nhóm sinh viên rằng họ phải mua vé để đến nghe và nói với một nhóm sinh viên khác là họ sẽ được trả tiền để có mặt. Cuối cùng ông công khai với cả 2 nhóm là buổi hòa nhạc hoàn toàn miễn phí.
Nhóm thứ nhất, những người lo lắng về việc có thể tham dự hay không tin tưởng rằng họ vừa có được “một thứ gì đó” miễn phí. Nhóm thứ hai ngược lại, từ chối tham dự vì tin rằng họ bị “ép buộc” tham gia một sự kiên mà không có “đền bù” nào cả !
Buổi hòa nhạc đó thực sự có giá trị bao nhiêu ? Không ai biết ! Một cái cúc áo, một cốc café có giá trị bao nhiêu ? Cũng không ai nắm chắc ? Và bất cừ một mặt hàng nào khác cũng vậy.
Kết quả là bộ não của chúng ta sử dụng những gì nó biết rõ: Những dấu hiệu hình thức, cảm xúc thúc đẩy, sự so sánh, tỷ lệ, cảm giác về sự thương lượng, mặc cả hay bị “hớ”. Chúng ta không hề ngu ngốc. Đơn giản vì đó lối mòn tư duy và phản ứng tự nhiên của bộ não.

Giá trị của nghệ thuật “marketing kể chuyện”


nghe-thuat-ke-chuyen-marketing-thumbnail

Một câu chuyện hay phải chân thực, sáng tạo, mang lại cảm xúc, lan truyền cảm hứng và dẫn đắt độc giả vào một hành trình. Những câu chuyện hay trong marketing có sức mạnh thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của người tiêu dùng. 5 bước trong việc xây dựng và kể được một câu chuyện hay là (1) phải biết lắng nghe, (2) có quan điểm cá nhân trong đó, (3) truyền cảm hứng hành động, (4) tiếp thu ý kiến và (5) nghĩ sâu sắc hơn.
Nếu những mẩu quảng cáo chỉ kể những câu chuyện mơ hồ hay hời hợt, người tiêu dùng sẽ biết, họ sẽ chẳng quan tâm. Quảng cáo hay cần phải đánh vào “sự thật ngầm hiểu” tận sâu trong tâm trí của người tiêu dùng hay cốt lõi của nhãn hiệu, để chạm vào cảm xúc người xem và dẫn họ vào một hành trình thay đổi suy nghĩ, hành động.
Những câu chuyện hay trong marketing có sức mạnh thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của người tiêu dùng.
nghệ thuật kể chuyện marketing

Coca Cola – Sáng tạo không giới hạn trong quảng cáo


Coca Cola – Sáng tạo không giới hạn trong quảng cáo

Có thể nói rằng Coca-Cola là một câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu. Với sự sáng tạo không giới hạn trong các quảng cáo, hiện nay, Coca-Cola có mặt trên 200 quốc gia và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô la.
Gần như tất cả những gì mang tính bí quyết thành công mà tập đoàn Coca-Cola đã và đang thực hiện đều bắt nguồn từ ý tưởng của nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler. Nơi mà cách đây trên 100 năm Asa Griggs Candler làm xưởng sản xuất ngày nay là quảng trường Coca-Cola nôỉ tiếng của thành phố Atlanta.
Asa Candler đã vô cùng nhạy cảm khi phát hiện và đăng ký thương hiệu Coca-Cola. Thế nhưng các chuyên gia marketing còn khẳng định ông là một chuyên gia bậc thầy về marketing và xây dựng thương hiệu. Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100 năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng.
Asa Candler không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm 1895, nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của Mỹ. Asa Candler đã thực hiện một chiến dịch giới thiệu sản phẩm lớn chưa từng có vào thời điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca-Cola cũng có những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá 5 cent quá rẻ cho một ly. Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo, Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có.
Coca Cola – Sáng tạo không giới hạn trong quảng cáo
Bắt đầu từ số không của một thứ nước giải khát đặc biệt chưa bao giờ có trước đó, ông chủ Asa Candler đã như có phép thần khi biến Coca – Cola trở thành thứ nước giải khát “quốc hồn, quốc tuý” của người Mỹ. Nếu như trong năm đầu tiên, Candler chỉ bán được trên 30.000 lít Coca-Cola thì chưa đến 30 năm sau cả tập đoàn đã tiêu thụ được trên 70 triệu lít.






















5 bài học thương hiệu từ scandal của Lance Armstrong


armstrong11

Trong những ngày gần đây, báo chí liên tục đưa tin UDASA (Cơ quan phòng chống doping Mỹ) đã đưa ra các bằng chứng cáo buộc Lance Armstrong, tay đua vĩ đai nhất trong lịch sử môn thể thao đua xe đạp, đã sử dụng doping trong thời gian thi đấu đỉnh cao. Thông tin này đã làm chấn động thế giới và gây sốc nặng cho những người hâm mộ anh. Thương hiệu Lance Armstrong gần như chấm dứt.
Vụ bê bối này thực sự là một cơn ác mộng đối với những nhà tài trợ cho Lance Armstrong. Một số thương hiệu lớn từng gắn bó với Amstrong như Nike, Oakley, SCA Promotions đã ngừng hợp tác với anh ngay lập tức. Đại diện của Nike cho hay “dựa theo những bằng chứng được cung cấp, chúng tôi buộc phải chấm dứt hợp đồng với Armstrong”.
Dưới góc độ Marketing, đây là một bài học lớn cho việc xây dựng thương hiệu bằng cách tài trợ cho những người nổ tiếng. Dưới đây là 5 điểm đáng chú ý:

1. Các ngôi sao cũng là con người

Các ngôi sao lớn có thể có những khả năng rất đặc biệt (bởi vậy nên họ mới nổi tiếng), nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng ngôi sao vẫn là con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó ở bất cứ ai. Khi tài trợ cho những diễn viên hay vận động viên nổi tiếng, công ty cần hiểu là họ đang tài trợ cho một cá nhân, bao gồm cả những khuyết điểm bên trong, chứ không phải là những gì hào nhoáng nhất của ngôi sao đó.

2. Tên tuổi càng lớn, rủi ro càng cao

Có một suy nghĩ rất logic: người nổi tiếng nhất sẽ sử dụng những sản phẩm tốt nhất. Do đó, việc hợp tác với các tên tuổi lớn là rất quan trọng. Tuy nhiên, các thương hiệu đã tài trợ cho Tiger Woods hoặc Lance Armstrong chắc chắn đã nhận ra một điều: khi một tên tuổi lớn trở thành chủ đề của những cuộc tranh cãi, thì hình ảnh của công ty sẽ bị vạ lây, thậm chí còn đình đám hơn trước.
Bài học này không có nghĩa là các công ty không nên tài trợ cho những tên tuối lớn, mà họ cần phải sẵn sàng một chiến lược quản trị rủi ro cho sự hợp tác này.

3. Đừng bao giờ bỏ trứng vào 1 rổ

Mặc dù chiến lược phát triển thương hiệu bằng cách tài trợ là một sự đầu tư tốn kém, nhưng các công ty nên xem xét đến việc đa dạng đối tượng nhận tài trợ của mình. Chắc chắn là không phải nhãn hiệu nào cũng có thể thực hiện chiến lược như Nike, đầu tư 1 số tiền khổng lồ cho những hợp đồng tài trợ đình đám. Tuy nhiên, việc đặt tất cả trứng vào cùng 1 rổ là rất nguy hiểm.
Do đó, các công ty cần chuẩn bị những phương án thay thế khác, để không gắn chặt thương hiệu của mình vào 1 cá nhân nào.

4. Phát triển thương hiệu bằng tài trợ vẫn đáng được sử dụng

Vụ bê bối này gần như nhấn chìm tên tuổi của Lance Armstrong. Nó đã khiến các nhà tài trợ hết sức thất vọng, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến lược tài trợ trở nên vô nghĩa.
Vẫn chưa chắc chắn những bằng chứng buộc tội Armstrong có đúng hay không, thì anh vẫn từng là một trong những vận động viên nổi tiếng nhất thế giới. Tên tuổi của Armstrong đã tạo giúp cho các nhà tài trợ nổi tiếng theo và xây dựng được mối quan hệ tốt với các khách hàng. Cho dù hiện nay họ không còn sử dụng Armstrong làm đại sứ thương hiệu của mình, nhưng trong quá khứ họ đã thu được rất nhiều từ tên tuổi của anh. Hơn nữa, vụ bê bối này không có nghĩa là họ sẽ mất đi mối quan hệ tốt khách hàng.

5. Sau khi được xử lý đúng, scandal không còn quá tệ

USADA đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để chứng minh Armstrong có tội. Nếu những bằng chứng được xác minh là chính xác, thì Armstrong sẽ là “kẻ gian lận tinh vi và thành công nhất lịch sử”.
Trong suốt những năm thi đấu đỉnh cao, Armstrong đã nhận được hàng triệu triệu đô la từ các nhà tài trợ. Tuy nhiên hiện nay, không gì đáng ngạc nhiên khi mọi thứ đang chấm dứt với anh. Đối với các nhà tài trợ cho Armstrong, vẫn còn một tin tốt là vụ bê bối này không tệ như những suy nghĩ ban đầu.
Bằng việc chấm dứt hợp tác với Lance Armstrong, cũng như thể hiện sự thất vọng và xấu hổ, các nhà tài trợ đã cho khách hàng thấy mình cũng chỉ là nạn nhân trong vụ bê bối này.

Điều gì khiến khách hàng trung thành

Trong kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới là một vấn đề không đơn giản, nhưng việc khiến khách hàng trung thành với thương hiệu và tiếp tục mua hàng còn khó khăn và quan trọng hơn. Việc làm này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn hướng khách hàng trở thành những đại diện quan trọng cho thương hiệu, và mang lại nhiều khách hàng mới.
Vậy những điều gì khiến khách hàng trở nên trung thành? Infographic này (được tạo bởi Zendesk) chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm (88%) và dịch vụ khách hàng (72%) là 2 nhân tố lớn nhất giúp khách hàng trung thành với một thương hiệu.
Infographic này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra ấn tượng ban đầu, những cách khách hàng trung thành chia sẻ kinh nghiệm của họ về thương hiệu và những kết quả ấn tượng của việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Điều gì khiến khách hàng trung thành

Tại sao Apple từ bỏ Google Maps?

Apple vừa thắng kiện 1 tỉ dollar trước đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Samsung. iPhone 5 vừa phát hành cũng đạt được kết quả kinh doanh tốt, bất chấp sự xuất hiện của nhiều ý kiến thất vọng. Dựa vào những kết quả đạt được, trong tương lai không xa, Apple có thể sẽ trở thành công ty đầu tiên trên thế giới có giá trị vốn hóa 1000 tỉ dollar.
Với những thành tích rực rỡ đó, nhiều người nghĩ rằng Apple thực sự là một công ty hoàn hảo. Tuy nhiên, tập đoàn khổng lồ này vừa có một quyết định khiến chúng ta nhớ lại chân lý “không gì là hoàn hảo” bằng việc tung ra ứng dụng Maps để cạnh tranh với Google Maps. Cuối cùng, Maps của Apple đã thật sự thất bại.
Với chất lượng tồi tệ của Maps, Tim Cook (CEO của Apple) đã chính thức đưa ra lời xin lỗi đến người dùng “Tất cả những gì chúng tôi làm tại Apple là tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất thế giới. Chúng tôi biết rõ các bạn mong đợi từ chúng tôi, và chúng tôi vẫn đang làm việc không ngừng cho đến khi Maps thực sự đạt đến chất lượng đúng với sự mong đợi”.
Nhưng rõ ràng là Tim Cook cũng chưa có một giải pháp nào cho những vấn đề mà Apple đang mắc phải. Ông khuyên người dùng “Trong khi chúng tôi cải tiến Maps, các bạn có thể chuyển sang sử dụng các ứng dụng bản đồ khác từ App Store như Bing, MapQuest và Waze, hoặc sử dụng bản đồ của Google hay Nokia trên webiste và tạo biểu tượng của các ứng dụng web này trên màn hình”.
Việc đề nghị sử dụng các ứng dụng của các đối thủ thay cho ứng dụng của chính mình, Apple đã “há miệng mắc quai” khi đã từng tự tin tuyên bố Maps là ứng dụng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Apple đặt người dùng ở vị trí thứ 2?

Nhìn lại, việc từ bỏ Google Maps là một quyết định sai lầm của Apple trong thời điểm này. Nhưng, lý do nào khiến Apple lại phải làm như vậy?
Theo Jon Gruber (chủ blog Daring Fireball) thì hoàn toàn là vấn đề thời gian:
“Nếu thỏa thuận cũ giữa Apple và Google sẽ hết hạn vào nửa đầu năm 2013, nó sẽ rơi vào giai đoạn nửa chừng trong vòng đời phát triển của iOS 6. Nếu Apple tiếp tục sử dụng Google Maps thêm một năm nữa, họ sẽ phải thương lượng lại với Google trong một tình thế khó khăn, khi cả 2 bên đều biết rằng Apple hoặc (a) phải đồng ý với với các điều khoản của Google để được tiếp tục sử dụng Google Maps, hoặc (b) bắt buộc phải chỉnh sửa lại hệ điều hành iOS 6 trong khi hệ điều hành này vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi. Mặc dù sự thay đổi của Apple trong iOS 6 đang gây rắc rối cho họ, nhưng chắc chắn nếu Apple thương lượng thất bại với Google vào khoảng tháng 5/2013 thì một cuộc khủng hoảng tồi tệ sẽ xảy ra khi người dùng iOS 6 không thể sử dụng Google Maps được nữa. Trong một tình thế như vậy, Apple bắt buộc phải dồn lực để phát triển Maps trên iOS 6 thay vì nó nên được làm cho iOS 7″.

Kết quả tệ hại của Maps trên iPad
Giả sử những thông tin Gruber đưa ra là chính xác (vì đó vẫn là những thông tin chưa được xác nhận và công bố bởi những bên liên quan) thì chứng tỏ Apple đã bỏ qua trải nghiêm và sự thỏa mãn của người dùng để không phải gia hạn thỏa thuận khi Google đang chiếm ưu thế, hoặc trong trường hợp không thỏa thuận được, thì họ cũng không phải thay đổi iOS quá nhiều.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy Apple muốn tránh một cuộc thương lượng với Google trong tình trạng yếu thế, nhưng thành thật mà nói, Apple đang sở hữu một lượng tiền mặt khổng lồ. Họ có thể có quyết định đúng cho người dùng của mình mà không cần Peter Oppenheimer, CFO của công ty, là nhường lợi thế cho Google và quên luôn chuyện này!
Những Apple đã không làm như vậy, và tuy điều này không hẳn đã chứng tỏ sự suy yếu của Apple, nhưng cũng khiến vị trí số 1 của  Apple đối mặt với nhiều rủi ro.

Lòng tin khó xây dựng nhưng dễ đánh mất

Một đóng góp lớn vào sức mạnh của Apple là sự trung thành của khách hàng dành cho họ. Khi Apple hứa hẹn một sản phẩm mới tuyệt vời, khách hàng sẽ luôn tin tưởng rằng Apple sẽ làm vậy, và họ sẽ chứng minh bằng cách đặt hàng trước cả triệu sản phẩm mới đó trước khi Apple phát hành. Nói một cách đơn giản, sự khao khát của khách hàng là người bạn tốt nhất của Apple.
Nhưng khi công ty đánh mất điều đó, mặc dù bất cứ ai cũng có thể mắc sai lầm như vậy, thì với Apple nó không phải là vấn đề nhỏ. Điều đó được xem như là một sự sa sút của Apple, và họ phải ngăn chặn suy nghĩ nguy hiểm này, để khách hàng không phải đặt câu hỏi tại sau một Apple luôn tôn thờ trải nghiệm của người dùng lên tất cả nay lại chạy theo những con số tài chính.
Theo Econsultancy

Chiến lược vượt kẻ thống trị

Nhiều công ty cho rằng với một sản phẩm tốt hơn, ưu thế hơn, công ty sẽ dần chiếm được ngôi đầu. Tuy nhiên, một sản phẩm ra đời sau với tuyên bố tôi tốt hơn, dịch vụ của tôi hoàn hảo hơn… sẽ không có cơ hội sống sót trước kẻ thống trị hùng mạnh. Một sản phẩm khác biệt với một ý tưởng đắt giá mới là câu trả lời, một chiến lược đúng đắn.

Lựa chọn một ý tưởng khác biệt

Một thị trường đã xác lập thường có một kẻ dẫn đầu và những đối thủ khác. Trong trường hợp đó, một thương hiệu mới cần phải làm gì? Phải chăng là không có cơ hội cho những kẻ đến sau?
Hãy xem thử một trường hợp mạng xã hội (MXH) đầu tiên trên thế giới, từng giữ vị thế hàng đầu là Friendster. Cạnh tranh với Friendster lúc đó là Multiply. Bây giờ Friendster và Multiply ở đâu? Không ai quan tâm!
Hãy xem thử kẻ đến sau làm gì với Friendster! Đầu tiên là MySpace.
MySpace xâm nhập tâm trí khách hàng với một vũ khí mạnh mẽ: âm nhạc. MySpace là nơi tuyệt vời để mọi người có thể chia sẻ nhạc với nhau. Đó còn là môi trường tuyệt vời để những bạn trẻ bộc lộ tài năng âm nhạc.
Đã có khoảng 8 triệu nghệ sĩ mới được phát hiện từ MySpace. MySpace cũng là nơi tuyệt vời để những nghệ sĩ độc lập chia sẻ sáng tác của mình với người hâm mộ. Việc tập trung vào yếu tố âm nhạc khiến MySpace khác biệt so với những những kẻ đi trước là Friendster, Multiply.


Lịch sử cho thấy thương hiệu thành công nhất thực ra không cần phải là những thương hiệu cho ra mắt dòng sản phẩm đầu tiên, mà chính là những thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng đầu tiên.

Chiếm lấy tâm trí khách hàng

Yuengling là loại bia đầu tiên xuất hiện trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Budweiser mới chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.
Duryea sản xuất ra những chiếc xe ô tô đầu tiên. Nhưng Ford mới là công ty xe hơi định vị trong tâm trí khách hàng như người tiên phong.
MITS Altair 8800 là loại máy tính nhỏ đầu tiên, nhưng trong tâm trí mọi người, vị thế tiên phong là của Apple.
Tại Việt Nam, nếu như Vinamilk là kẻ thống trị thị trường sữa, kẻ đến sau TH True Milk phải định ra cho mình một lý do đáng giá để người tiêu dùng lựa chọn.
TH True Milk đã làm việc này rất tốt bằng việc chiến lược chiếm lĩnh từ “sạch”. Với một chương trình quảng bá đi kèm PR nhấn mạnh đến yếu tố “sữa sạch”, TH True Milk đã phần nào tạo được khác biệt hóa với những nhãn hàng sữa khác trên thị trường. Đồng thời, yếu tố “sạch” cũng rất đáng giá đối với người tiêu dùng trong thời buổi mọi người đều lo ngại trước những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dĩ nhiên, đã có suy luận rằng: “TH True Milk tuyên bố sữa mình sạch, hóa ra những nhãn sữa khác là bẩn hay sao?”.

Thực ra, trong marketing, công ty nào tìm ra một ý tưởng trước, cam kết với ý tưởng đó và tuyên bố ý tưởng trước, công ty đó sẽ nắm được thị phần trong tâm trí người tiêu dùng.
Volvo nhanh chóng chiếm lĩnh từ “an toàn”. Điều đó không có nghĩa là những nhãn hàng ô tô khác không an toàn.
Starbucks chiếm lĩnh “café sang trọng” không có nghĩa là những chuỗi cửa hàng café khác không sang trọng.
Trong việc tạo sự khác biệt để định vị chính mình trong tâm trí người tiêu dùng, TH True Milk đã ghi điểm. Thế nhưng liệu như vậy đã đủ?

Chiến lược định vị đối nghịch

Để đạt được vị trí thống trị, dĩ nhiên những thương hiệu hàng đầu phải có những ưu thế vượt trội hơn hẳn so với những sản phẩm khác trên thị trường.
Cách thông minh nhất với những kẻ đến sau là học tập võ sĩ Judo, tức là mượn lực của đối thủ để làm sức mạnh của mình. Hãy tìm ra điểm yếu từ điểm mạnh của đối thủ và khai thác nó.
Điều này có vẻ hơi trừu tượng. Tuy nhiên chúng ta sẽ rõ hơn khi nhìn lại một vài trường hợp sau.
Điểm mạnh nhất của Coca Cola là gì? Đó là loại đồ uống nguyên bản. Coca Cola là sản phẩm đầu tiên của dòng sản phẩm nước cola, là kẻ thống trị trong nhiều năm của dòng sản phẩm này. Ưu điểm của Coca Cola là tính lịch sử lâu dài, là hương vị nguyên bản.


Điều Pepsi làm là gì? Gắn điểm yếu vào những điểm mạnh của Coca Cola. Lịch sử lâu dài và hương vị nguyên bản của Coca Cola bị Pepsi “tái định vị” bằng cách gán vào đó tính “cổ lỗ”, “già cỗi”.
Khôn ngoan hơn nữa, Pepsi định vị mình thành kẻ đối nghịch: loại nước uống cho thế hệ kế tiếp với chiến dịch Generation Next. Pepsi đã dùng hình ảnh của những biểu tượng thời thượng của giới trẻ, những ngôi sao nổi tiếng như Michael Jackson, Madonna, David Beckham v.v… nhằm định vị tính trẻ của mình.
Thậm chí, Pepsi đã dần dần thay đổi logo, làm yếu tố màu xanh nước biển đậm hơn, nhiều hơn để đối nghịch với màu đỏ của Coca Cola.
Thật ngạc nhiên, khi sự đối nghịch trong tâm trí khách hàng càng rõ nét, khoảng cách thị phần giữa người thách thức và kẻ thống trị càng thu hẹp lại. Thậm chí đã có thời điểm Coca Cola loạng choạng, định vứt bỏ toàn bộ di sản của mình đi với nhãn hiệu New Coke.
Làm khác biệt mình đã là điều tốt. Xây dựng để mình đối nghịch với kẻ thống trị còn tốt hơn.
Trở lại lĩnh vực MXH, khi MySpace đã có một vị trí thống trị, những kẻ đến sau bằng cách này hay cách khác vẫn có thể vượt lên với một chiến lược đúng đắn, miễn là MySpace bộc lộ điểm yếu của mình.
Chúng ta có thể chứng kiến sự nổi lên âm thầm của LinkedIn. Điều LinkedIn làm hoàn toàn đối nghịch với MySpace. LinkedIn tập trung vào những người đã đi làm, đứng tuổi, nghiêm túc.
Khác với những trang MXH rực rỡ sắc màu, trang web của LinkedIn nghiêm trang đến tẻ nhạt: người sử dụng chỉ được up số ảnh và video rất hạn chế mà thôi.
Tuy nhiên, đây lại là một chiến lược đáng gườm. Một trang web dành cho đối tượng người trưởng thành cần phải khác biệt với những thứ “trẻ con” như MySpace, đó chiến lược đối nghịch mà LinkedIn thực hiện.
Nhà tiếp thị trẻ tuổi trẻ tuổi Laura Ries đã cho rằng, xét về tiềm năng tạo nên lợi nhuận, LinkedIn mới kẻ đáng chú ý. Bởi vì LinkedIn tập trung vào một đối tượng người sử dụng khá chuyên biệt, có chọn lọc, quan trọng hơn, đó là đối tượng đã đi làm, có tiền và sẵn sàng chi tiêu với mức cao hơn so với những account trên Facebook hay MySpace.
Đây là tập hợp khách hàng, có thể nhỏ hơn Facebook hay MySpace nhưng có sự tinh lọc tuyệt vời. Trong lần gọi vốn vào năm 2008, LinkedIn đã được định giá khoảng 1 tỷ USD. Mức giá này đã cao hơn hẳn so với cái giá 580 triệu USD mà News Corporation bỏ ra để mua MySpace.