Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản trị. Hiển thị tất cả bài đăng

19/12/13

10 lời khuyên khi sử dụng một công cụ marketing

Bất cứ chiến lược, chiến dịch marketing nào cũng cần phải sử dụng các công cụ marketing phù hợp. Thế giới marketing thay đổi liên tục, các công cụ marketing mới thường xuyên được phát minh ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bạn sẽ phải đối mặt với việc thường xuyên tìm hiểu những công cụ mới và áp dụng chúng vào công việc của mình. Thủ thuật Marketing đưa ra cho bạn 10 lời khuyên hữu ích khi bạn bắt đầu tìm hiểu một công cụ marketing nào đó.








1. Xem công cụ marketing là một phần trong chiến lược tổng thể

Thế giới marketing rất rộng lớn và đa dạng, người dùng có ở khắp mọi nơi và sử dụng vô số phương thức khác nhau để tiếp nhận thông tin. Cho tới hiện nay, không có một công cụ marketing hoàn hảo nào đáp ứng được tất cả yêu cầu trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, mỗi công cụ marketing chỉ nên được xem nhưng một phần trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp. Chúng ta cần phải phối hợp linh họat nhiều công cụ khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

2. Mỗi công cụ marketing đều có ưu nhược điểm riêng

Như ý trên tôi đã nói, không có “cây đũa thần” nào ở đây cả. Mỗi công cụ marketing đều có những ưu nhược điểm riêng, và chỉ hoạt động tốt trong những điều kiện và mục tiêu nhất định. Ví dụ, email có khả năng tiếp cận trực tiếp một cách cá nhân đến khách hàng, nên email marketing hoạt động rất hiệu quả trong việc chăm sóc khách hàng, nhưng nếu chúng ta sử dụng nó để spam rộng rãi thì kết quả nhận được sẽ rất tệ.

3. Nắm rõ khách hàng mục tiêu trước khi sử dụng công cụ

Các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những cách thức khác nhau để thu thập thông tin. Mỗi công cụ marketing sẽ có khả năng tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Ví dụ, Facebook sẽ rất tốt nếu bạn muốn giới thiệu mẫu váy áo mới cho các bạn nữ trong độ tuổi 18-25 nhưng Facebook sẽ rất tồi nếu bạn muốn tìm kiếm khách hàng cho công ty xây dựng cầu đường sử dụng công nghệ của Úc! Do đó, bạn cần phải biết, khách hàng của bạn đang giao tiếp thế nào và lựa chọn một công cụ marketing phù hợp.

4. Tìm hiểu kĩ hướng dẫn sử dụng

Các công cụ marketing đều có những cách sử dụng khác nhau. Bạn cần phải nắm rõ cách sử dụng chúng để tận dụng tối đa kết quả mà chúng mang lại. Đôi khi chúng có thể mang lại nhiều kết quả, nhưng chúng ta lại không biết sử dụng thì kết quả thu được sẽ đáng thất vọng.

5. Ngân sách cho từng công cụ marketing

Mỗi công cụ marketing đều cần 1 khoản ngân sách riêng để vận hành. Có 1 số công cụ chi phí rất thấp, ví dụ như email marketing, nhưng cũng có những công cụ, như TVC, đòi hỏi 1 số lượng tiền không nhỏ. Hãy tìm hiểu kĩ chi phí để không bị “hụt hơi” khi chạy các chiến dịch marketing.

6. Nhờ chuyên gia tư vấn

Nếu bạn không thực sự hiểu rõ những gì sắp làm, hãy tìm đến những chuyên gia. Với kinh nghiệm sử dụng các công cụ marketing của mình, họ sẽ cho bạn những lời khuyên cũng như vạch ra được những ưu, khuyết điểm trong kế hoạch của bạn. Khi đó, bạn sẽ giảm rủi ro và tăng hiệu quả cho các kế hoạch marketing của mình.

7. Tỉm hiểu các case-study mẫu

Hãy luôn tin rằng, bạn không phải là người đầu tiên phát minh ra các công cụ marketing. Chắc chắn có những người đã sử dụng nó, và đạt được những kết quả (hoặc hậu quả!) nhất định. Khi tìm hiểu những trường hợp đó, chắc chắn bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích bổ sung cho các kế hoạch của mình.

8. Thử nghiệm trước

Hãy luôn thử nghiệm các công cụ trước khi sử dụng rộng rãi. Bạn cần phải chắc chắn mình đã hiểu rõ các công cụ, nắm bắt cách sử dụng cũng như lường trước được các kết quả. Khi đó, bạn có thể giảm thiểu tối đa rủi ro khi áp dụng rộng rãi trong thị trường của mình.

9. Thường xuyên theo dõi kết quả

Sử dụng các phương thức thích hợp để thu thập kết quả sử dụng công cụ trong suốt quá trình chạy chiến dịch của mình. Bạn sẽ nắm được chỗ nào công cụ tỏ ra hiệu quả, và những chỗ nào nên phối hợp với các công cụ khác. Cuối cùng, bạn sẽ biết được công cụ marketing đã đóng góp bao nhiêu cho thành công của bạn.

10. Cải tiến hiệu quả sử dụng cộng cụ marketing

Dựa vào các kết quả thu thập được, thường xuyên cải tiến hiệu quả hoạt động của công cụ. Sử dụng một cách linh hoạt, hợp lý, thử nghiệp và phối hợp các công cụ với nhau tốt hơn, theo thời gian, chắc chắn bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực marketing.

Khách hàng đi cửa nào trên internet?

Thời nay có vô vàn phương pháp marketing được sử dụng, marketing truyền thống, onilne marketing, social media, quảng cáo, mạng xã hội… Mỗi phương pháp sẽ là một “cánh cửa” dẫn khách hàng đến với chúng ta. Tuy nhiên, không phải cửa nào cũng mang lại hiệu quả. Có những cánh cửa, người ta chỉ đến xem hàng, có những cánh cửa người ta chỉ vào hỏi, có những cánh cửa… chẳng ai vào. Và, có những cánh cửa dẫn khách hàng thật sự, những người bỏ tiền ra để mua hàng của mình.
Khách hàng (hoặc khách hàng tiềm năng) là những mà bạn cần phải quan tâm nhất, chăm sóc nhiều nhất.

Nhưng, khách hàng của bạn đi cửa nào?

Thông thường, với digital marketing, chúng ta dễ dàng đo đạc những kết quả của các cánh cửa hơn vì các phương pháp kĩ thuật có thể thống kê được hành vi của người truy cập trên webiste của chúng ta (họ đến từ đâu, làm gì, có mua hàng hay không,…) tốt hơn là những phương pháp truyền thống (bao nhiêu người mua hàng vì cái panô quảng cáo ở ngã tư?). Hubspot đã có một thống kê thú vì về những cánh cửa như sau:
hubspot-lead-to-customer-close-by-channel

SEO vẫn là số 1!

Dĩ nhiên, những con số này sẽ có chút ít thay đổi với từng ngành, nhưng nhìn chung, các con số khá đúng với thực tế cũng như kinh nghiệm thân tôi. Cùng hiểu 1 chút về các kênh nhé.

Tại sao SEO là số 1?

Lý do lớn nhất, là những người đến từ SEO là những người có nhu cần thực sự với dịch vụ của bạn. Nếu bạn không có nhu cầu mua/tìm hiểu áo khoác nam, chắc chắn bạn sẽ không đi google “áo khoác nam” làm gì, đúng không? Nhu cầu càng cao, càng đúng đối tượng thì khả năng chi tiền mua hàng càng cao.
Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu lắm, hãy đọc bài viết Hiểu nhanh về SEO và tại sao phải làm SEO, bạn sẽ nắm rõ hơn về nhu cầu SEO.

Direct Traffic là gì?

Direct Traffic là lượng truy cập trực tiếp vào website. Ví dụ, bạn gõ “thuthuatmarketing.com” vào ô địa chỉ của trình duyệt và nhấn Enter, thì lượt truy cập của bạn sẽ được tính là direct traffic. Con số này cao ngang ngửa với SEO cũng với lý do tương tự, khách hàng biết bạn là ai và có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Ví dụ, bạn đang quan tâm về marketing và biết là có cái trang thuthuatmarketing.com, bạn sẽ vào trang của tôi để đọc các bài viết. Bạn sẽ không gõ vào “kenh14.vn” để tìm hiểu về các chuyên đề marketing, đúng không? Kênh marketing này liên quan nhiều đến vấn đề xây dựng thương hiệu để khách hàng trung thành với bạn.

Referrals

Referrals hiểu đơn giản như là giới thiệu. Bạn đăng một bài quảng cáo trên vnexpress và người ta nhấp chuột vào. Một website khác giới thiệu hàng hóa của bạn, và người ta nhấp chuột vào. Bạn đi giới thiệu trên các diễn đàn và người ta nhấp chuột vào.
Hiệu quả của referral không bằng SEO hoặc direct traffic, vì người ta vẫn còn hơi thụ động (thấy hình hay, nội dung hấp dẫn nên nhấp vào xem) chứ không hoàn toàn chủ động như 2 loại trên. Tuy nhiên 9% vẫn là một kết quả rất tốt.

Paid search

Nôm na nó là Google Adwords hoặc Youtube Ads. Bạn mua quảng cáo của Google để được xếp hạng cao. Thường thì paid search không được “tự nhiên” như SEO khiến người truy cập “phòng thủ” khá nhiều nên hiệu quả cũng không cao bằng.

Social Media

Chúng ta đã nghe rất nhiều về xu hướng social media (như Facebook, Google+, Youtube, Pinterest,…). Khách hàng của bạn ngồi hàng đống trên đó và họ sẵn sàng like, comment, share với bạn. Tuy nhiên, số người sẵn sàng dốc hầu bao trên mạng xã hội khá thấp (bạn mua hàng qua Facebook bao nhiêu lần rồi?) vì người ta ít sẵn sàng mua sắm trên đó. Khi có nhu cầu, họ sẽ Google hoặc vào thẳng website hơn là tìm kiếm trên Facebook.

Outbound

Chỉ 2%. Outbound chỉ những cách marketing “nhồi nhét” như treo banner nhấp nháy trên các website, treo panô ngoài bùng binh, quảng cáo trên tivi, phát tờ rơi và những việc đại loại như thế. Cơ bản, người nhận thông tin không hề chủ động mà bị nhồi nhét vào óc. Dĩ nhiên, cách làm này là kém hiệu quả nhất và cũng tốn kém nhất, vì bạn phải nhồi tới nhồi lui để người ta biết và nhớ.

15 kỹ năng Làm Marketing chuyên nghiệp

15 kỹ năng marketing mà một người làm marketing cần nắm vững để có thể thể hiện tốt vai trò marketing trong tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập.






1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường

Marketing làm thỏa mãn khách hàng. Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.

2. Kỹ năng phân khúc thị trường

Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách “nhìn” thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.

3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh

Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói “biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”, người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.

4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu

Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi “thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?” luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing

Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng

Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.

7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới

Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.

8. Kỹ năng phát triển thị trường mới

Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.

9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá

Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh

Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.

11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông

Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.

12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.

13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn

Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.

14. Kỹ năng quản trị dự án marketing

Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.

15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing

Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm

Khi mua sắm các sản phẩm, con người thường không nắm chắc giá trị thực sự của mặt hàng để định giá tiền. Do vậy họ dựa vào cảm xúc, kinh nghiệm hay trực quan. Và đó cũng là thời điểm những “ngộ nhận” xuất hiện…..



1. Người ta thích miễn phí hơn giảm giá

Bạn bước vào một cửa hàng Starbuck và nhìn thấy 2 lựa chọn mua cho một cốc café. Lựa chọn thứ nhất là thêm 33% lượng café miễn phí. Lựa chọn thứ hai là giảm giá 33% so với mức bình thường. Theo bạn, đâu là lựa chọn tốt hơn?
“Chúng có gì khác nhau đâu”, nhiều người có thể nhận định vậy, tuy nhiên nếu bạn xem bản nghiên cứu mới được xuất bản của tạp chí Journal of Marketing – bạn sẽ thấy mình đã nhầm.
Hai lựa chọn xem chừng là tương đương nhưng thực tế 33% giảm giá lại tương đương với 50% tăng lên về lượng. Hãy thử đặt bút tính: Giả sử giá chuẩn của 1 tách café là 1 USD và lượng café được chia làm 3 phần bằng nhau, vị chi là giá trị mỗi phần là 0,33 USD. Lựa chọn đầu tiên sẽ cho bạn 4 phần café với giá 1 USD (tương đương 0,25 USD/ phần) còn lựa chọ thứ 2 cho bạn 3 phần café với giá 0,66 USD (tương đương 0,22 USD/ phần).
Kết luận: Thêm một lượng dùng miễn phí nghe có vẻ “bùi tai” hơn được giảm giá và việc ứng dụng lối suy nghĩ này trong kinh doanh đã đem lại những hiệu quả rất lớn.
Bán ngũ cốc ? Đừng hạ giá sản phẩm, hãy nói về việc hộp đựng đã…to thêm ra thế nào ! Bán xe hơi ? Hãy nói về những tính năng phụ thêm mà người dùng vẫn được miễn phí.
Có 2 lý do lớn giải thích tại sao những mánh khóe kiểu này lại hoạt động hiệu quả. Thứ nhất: Khách hàng không hề biết các mặt hàng có giá hợp lý bao nhiêu, do đó họ phụ thuộc vào những cảm giác không mang nhiều tính định lượng.
Thứ hai: Dù con người tiêu rất nhiều tiền và phần lớn được đào tạo cơ bản về toán học, nhưng khi thực hiện các giao dịch, họ hiếm khi vận dụng chúng. Ai muốn làm toán trong siêu thị với hàng tá mặt hàng ?

2. Chúng ta bị ảnh hưởng rất mạnh bởi những con số đầu tiên

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Bạn bước vào một cửa hàng đồ xa xỉ (giả sử là Hermes) và bạn thấy một cái túi 7.000 USD. “Haha, thật là ngu ngốc” Bạn nói với bạn của mình “7.000 USD cho 1 cái túi ư ?” Sau đó bạn chú ý vào một chiếc đồng hồ tuyệt đẹp giá 367 USD. Nếu so với những chiếc đồng hồ bình dân thì mức giá này thực sự quá cao.
Nhưng nếu so với chiếc túi 7000 USD bạn vừa nhìn thấy, mức giá này thực sự là “món hời”. Một thủ thuật khôn ngoan của cừa hàng khi bày những đồ đắt tiền để làm “mỏ neo” giá, thiết lập một mức so sánh ảo trong tâm trí người tiêu dùng.

3. Chúng ta “sợ hãi” với những con số quá lớn

Chúng ta đều không muốn cảm thấy bị lừa dối. Khi chúng ta không chắc về giá trị các mặt hàng, chúng ta thường có xu hướng tránh khỏi những mức giá quá cao hay quá thấp. Các cửa hàng hoàn toàn có thể tận dụng thành kiến này của chúng ta để “chống lại” chính chúng ta. Hãy xem thử câu chuyện sau đây.
Mọi người được chào mời 2 loại bia: Bia cao cấp với giá 2,5 USD và bia bình dân với giá 1,8 USD. Khoảng 80% người tham gia chọn loại bia có giá cao hơn. Giờ một loại bia thứ 3 xuất hiện, bia siêu giảm giá – 1,6 USD. Giờ thì 80% người tham gia chọn loại bia 1,8 USD, 20% còn lại chọn loại 2,5 USD và tuyệt không có ai chọn loại rẻ nhất !
Lần thử nghiệm thứ 3, họ đã bỏ đi loại bia 1,6 USD và thay vào đó là bia siêu cao cấp có giá 3,4 USD. Phần lớn mọi người chọn loại 2,5 USD, 1 lượng nhỏ chọn loại 1,8 USD và chỉ khoảng 10% chọn mặt hàng cao cấp 3,4 USD.
Giờ có vẻ chúng ta đã hiểu hơn về “lối mòn” tư duy của mình.

4. Chúng ta yêu thích sự lý giải

Trong cuốn sách Priceless, tác giả William Poundstone đã giải thích điều gì đã xảy đến khi ông đặt thêm một chiếc máy làm bánh trị giá 429 USD bên cạnh mẫu hàng giá 279 USD: Doanh số mẫu hàng rẻ hơn đã tăng lên gấp đôi dù không ai mua chiếc 429 USD cả.
Bài học rút ra là: Nếu bạn không thể bán một sản phẩm, hãy đặt một thứ tương tự, giống hệt nhưng có giá gấp đôi bên cạnh. Điều này sẽ làm cho sản phẩm khó bán kia trông như “một món hời”. Một cách giải thích cho mánh khóe này là mọi người luôn thích những lý giải và đặc biệt là những giải thích khiến họ có cảm giác “mình đúng”.
Đơn cử như ví dụ trên, chúng ta thường tự nói với bản thân là: “Chiếc máy làm bánh này có giá 279 USD, rẻ hơn tới 40% so với mẫu bên cạnh mà xem ra chẳng có gì khác, quả là món hời. Mua thôi !”

5. Chúng ta làm những gì được bảo

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Con người nhiều khi dễ bị “dẫn dụ” vào những thứ đã chuẩn bị trước. Chuỗi nhà hàng Savvy là một ví dụ. Những nhà hàng này đã thiết kế thực đơn của họ sao cho thu hút ánh mắt nhìn của chúng ta vào những món ăn đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đơn giản bằng việc thêm hình ảnh, chú thích, tô vẽ, v..v…
Bài học rút ra khi đi ăn bên ngoài là: Nếu bạn thấy một vài món trên menu được làm nổi bật, diễn tả, thêm tranh ảnh hoặc đứng bên cạnh một sản phẩm thực sự đắt đỏ khác, đó có thể là món ăn có tỷ suất lợi nhuận cao mà nhà hàng đang muốn bạn nhìn thấy và cân nhắc.

6. Chúng ta để cảm xúc làm chủ

Trong một thử nghiệm được miêu tả trong cuôn sách Priceless được đề cập ở trên, các tình nguyện viên được phát những số tiến ngẫu nhiên khác nhau, chạy từ 1 USD tới 10 USD và mọi người đều được phát công khai.
Điều được nhận thấy rằng những người chỉ nhận được 1 USD so với những người khác thường có cảm giác khó chịu và có phần đố kỵ, một phản ứng rất tự nhiên. Khi chúng ta cảm giác mình bị “lừa”, chúng ta thường cảm thấy không thoải mái – thậm chí đó là một thương vụ tốt (bỗng nhiên được 1 USD ?)
Hãy nhìn vào một thử nghiệm khác ở quầy bar. Trời đã muộn và bạn đang đói, bạn nhìn thấy một gói Snack trong cửa hàng nhưng lại cảm thấy phân vân vì mức giá cao, do vậy bạn tự bỏ đói mình còn hơn là bị “cho vào tròng”.
Một thực tế khác rằng việc mặc cả thường làm chúng ta cảm thấy “vui” về bản thân. Thậm chí một món đồ vô dụng nhất thế giới cũng có thể trở nên hấp dẫn với mức giá siêu rẻ.

7. Chúng ta dễ bị trở nên ngốc nghếch bởi rượu bia, thời gian, và các quyết định

Khi chúng ta dùng đồ có cồn và có cảm giác say, chúng ta dường như quên đi sự mệt mỏi, căng thẳng và lơ đễnh nhiều thứ, chúng ta sẽ tự đặt và tự trả lời những câu hỏi đơn giản về việc mua sắm các món hàng.
Những phong kẹo giá rẻ hay kẹo cao su thường được đặt ở quầy tính tiền, ngoài việc dùng làm tiền trả lại thì đó còn là “lời mời gọi” những vị khách hàng đang mệt mỏi và không quan tâm lắm đến giá tiền đính trên. Có hơi men là trạng thái rất dễ dẫn đến những sai lầm trong thực hiện giao dịch, khi đầu óc chúng ta bị hạn chế và không thể suy sét những nhân tố phức tạp ấn bên trong.

8. Chúng ta quan tâm nhiều tới các lần giao dịch

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Chuyên gia Megan McArdle đã khuyên nhủ những độc giả của bà rằng hãy từ bỏ những khoản trả tiền định kỳ như thẻ thành viên CLB thể hình hay việc mua đặt báo dài kỳ. “Đừng mua những thứ bạn không dùng”, tuy nhiên mọi việc diễn ra không hẳn như bà dự đoán.
Một phát hiện thú vị đã chỉ ra rằng chúng ta thích những thẻ thành viên hay đặt mua trọn gói vì chúng ta muốn né tránh cảm giác “khó chịu” trong tâm lý: Chẳng ai muốn cứ mỗi lần đi tiêu dùng dịch vụ lại phải mở ví và rút tiền ra cả, thay vào đó cứ mua trước và tự do sử dụng tùy ý. Một cảm giác thoải mái hơn nhiều.

9. Chúng ta phản ứng khá kỳ lạ với các khoản giảm giá hay bảo hành

Có 2 hình thức đặc biệt khi giao dịch mua sắm: Giảm giá tiền cho lần mua kế tiếp và bảo hành. Thứ đầu tiên là một giá trị ảo (liệu bạn có chắc sẽ quay trở lại và tận dụng số tiền được giảm đó ?). Loại hình thứ 2 là để mua sự an tâm (Giờ tôi có thể sở hữu thứ này mãi mãi và không cần lo lắng gì cả).
Cả 2 thứ đều là những mánh khóe cơ bản “Nếu thay vì mua sắm những món hàng được giảm giá trong lần tới. Tại sao lại không thể trả giá thấp ngay trong lần đầu mua hàng ?”
Mặt khác, “Bảo hành” cũng không phải là lựa chọn hợp lý – dẫn lời nhà kinh tế học David Cutler đến từ đại học Harvard “Nếu bạn mua sắm một mặt hàng có gía trị thấp, nhiều người sẽ có đồng quan điểm với bạn rằng chẳng cần bảo hành làm gì” Do vậy hãy cân nhắc với từng loại mặt hàng và khả năng hư hỏng có thể xảy ra, nếu không, bạn hoàn toàn có thể bị “dính bẫy”

10. Chúng ta bị ám ảnh bởi con số 9

Có tới 65% các mức giá bán lẻ kết thúc bằng con số 9 ? Tại sao lại vậy ? Mọi người đều biết rằng 20 USD hay 19,99 USD là chẳng khác gì nhau. Nhưng con số 9 lại cho chúng ta biết một điều đơn giản: Sản phẩm này được giảm giá ! Sản phẩm này rẻ !.
Điều đó là đương nhiên vì chúng được đặt giá bởi những người biết rằng bạn không thích hàng đắt và luôn muốn được giảm giá. Nói cách khác, vô hình chung số 9 ở cuối đã chuyển tới một thông điệp về mức giá hấp dẫn tới người mua.
Tuy nhiên cách đặt giá này cũng sẽ phụ thuộc vào từng mặt hàng. Một khách hàng sẵn sàng trả tới 170 USD cho món tôm hùm sẽ cảm thấy lố bịch khi nhìn thấy mức 169,99 USD. Nhưng nếu bạn mua sản phẩm là đồ lót, những số 99 ở cuối sẽ trở nên hấp dẫn. Shopping thực ra là cuộc chơi thu hút sự chú ý. Người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm thứ họ cần, họ còn tìm đến những sản phẩm đáng mua và số những số 9 đã thực hiện việc thu hút ánh nhìn rất hiệu quả.

11. Chúng ta bị trói buộc với cảm giác “công bằng”

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm
Người mua thường không biết giá trị thật của món đồ, bên cạnh đó họ bị thúc đẩy bởi 2 từ “công bằng” khi giao dịch hàng hó, do đó họ phải dựa vào các tín hiệu để quyết định mức chi trả. Một thí nghiệm của nhà kinh tế học Dan Ariely đã cho thấy những điều thú vị. Ariely giả sử rằng ông sắp tổ chức một buổi hòa nhạc với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Ông nói với một nhóm sinh viên rằng họ phải mua vé để đến nghe và nói với một nhóm sinh viên khác là họ sẽ được trả tiền để có mặt. Cuối cùng ông công khai với cả 2 nhóm là buổi hòa nhạc hoàn toàn miễn phí.
Nhóm thứ nhất, những người lo lắng về việc có thể tham dự hay không tin tưởng rằng họ vừa có được “một thứ gì đó” miễn phí. Nhóm thứ hai ngược lại, từ chối tham dự vì tin rằng họ bị “ép buộc” tham gia một sự kiên mà không có “đền bù” nào cả !
Buổi hòa nhạc đó thực sự có giá trị bao nhiêu ? Không ai biết ! Một cái cúc áo, một cốc café có giá trị bao nhiêu ? Cũng không ai nắm chắc ? Và bất cừ một mặt hàng nào khác cũng vậy.
Kết quả là bộ não của chúng ta sử dụng những gì nó biết rõ: Những dấu hiệu hình thức, cảm xúc thúc đẩy, sự so sánh, tỷ lệ, cảm giác về sự thương lượng, mặc cả hay bị “hớ”. Chúng ta không hề ngu ngốc. Đơn giản vì đó lối mòn tư duy và phản ứng tự nhiên của bộ não.