Hiển thị các bài đăng có nhãn PR. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PR. Hiển thị tất cả bài đăng

11/3/14

Thu hút lượng traffic qua 5 cách giật Title

Tiêu đề bài viết của bạn có thể gây ấn tượng với người đọc về nội dung bài viết đó. Nếu bạn có 1 tiêu đề hay , bạn sẽ khuyến khích khách cảm nhận cần phải click và đọc nội dung mà bạn đưa ra. 

Nếu nội dung hay như lời tiêu đề mô tả bạn thậm chí còn có thể thu hút lượng traffic lớn tự nhiên hơn khi chính khách đọc chia sẻ bài viết cho bạn bè họ và điều đó tiếp tục liên hồi (Với điều kiện người chia sẻ phải ý thức rằng họ cần tôn trọng bản quyền tác giả, điều này ở nước ta có vẻ không gây được sự chú ý của SEOER)
Khi viết một bài , điều đầu tiên chúng ta cần cân nhắc và chú ý đó chính là tiêu đề như một lời hứa. Nó thường gắn liền với nội dung , khi tiêu đề của bạn trệch khớp content nó sẽ tác động có hại cực lớn đến lòng tin của người dùng.
Cách thứ nhất: Thêm một con số
Bài viết thủ thuật SEO hay nhất , những thử thách dành cho seoer 2011… Thì những từ những số như “nhất ” hay “2011″ Thường đưa người đọc đến một định hướng bài viết nhất định từ đó rất dễ tạo sự tò mò của khách . Vấn đề là con số phải thực chất với nội dung.
VD : Nếu nội dung chỉ có 7 ý trong đó title nêu tận 10 thì đó thực sự là sự xúc phạm với người đọc.
Cách thứ 2: Tạo cho nó sự liên quan đặc biệt
Với mỗi tiêu đề khi muốn người đọc cảm thấy hứng thú ngay từ đầu thông thường ta nên sử dụng những hình ảnh quen thuộc hay đã từng gây ấn tượng với người đọc.
Như ”mattcut tiết lộ thuật toán google” , ”Tìm hiểu sitelinks trên trang quanho.org“…
Nếu bạn là 1 seoer chắc hẳn bạn không thể nào không biết về mattcut hay sitelinks là ai hay là cái gì phải không nào. Và nó có tác động lớn với bạn thế nào khi bạn đang tìm hiểu về sitelink và thuật toán google do một nhân vật có tiếng trong nghành phát biểu ? Hãy thực nghiệm và kiểm chứng bạn hẳn sẽ có nhiều ngạc nhiên.
Cách 3: Title là một câu nói hóm hỉnh hài hước
Hầu hết ai cũng thích được cười , và đôi khi điều chia sẻ trong bài chúng ta đã biết nhưng với 1 title gây ấn tượng khiến chúng ta không thể không mỉm cười thì nó sẽ thực sụ là một giải pháp tốt.
VD: Tôi đã từng đọc bài viết sau trận El calassio 3 (Bác nào mấu bóng đá sẽ hiểu nhé) có một tiêu đề khiến tôi buồn cười và thậm chí vào 2 website khác nhau khi nhìn thấy tôi vẫn muốn click. “ Real – Barca: Tiều phu gặp kịch sĩ”.
Cách 4: Giấy lên một luồng tranh luận đối chiều
Một tiêu đề gây tranh cãi sẽ khiến cho người đọc cảm thấy được cuốn hút vào trong nội dung. Nó khiến người đọc buộc phải click và xem xét kỹ vấn đề bạn nêu xem có phải bạn đang đùa giỡn họ và có thể đồng tình hoặc phản đối quan điểm bài viết. Do đó dưới mỗi bài viết bạn nên đưa ra quan điểm riêng của mình để tranh luận có phần hấp dẫn hơn.
VD: “wordpress và blogspot cái nào tốt hơn cho seo” , hay “Liệu Copy writing có còn quan trọng trong SEO”
Cách 5: Tạo sự khẩn cấp, nhanh chóng
Thông thường những tin tức nóng hổi sẽ được người đọc tìm nhanh và quan tâm nhiều. Do đó chỉ với 1 chút biến tấu trong site bạn có thể đưa title đến với người đọc một cách khẩn trương hơn , nhanh chóng hơn.
VD: ”google cập nhật page rank trong tháng tới” , “bảy điều cần làm khi có sóng thần” …

Như bạn đã thấy còn có khả nhiều phương thức giúp bạn có thể tăng thêm lưu lượng truy cập cũng như sự nổi tiếng cho website thông qua nội dung và tiêu đề bài viết. Vẫn biết còn nhiều cái để khai thác tiếp nhưng tôi tin với mớ kiến thức cũ rích này bạn vẫn có thể tạo nên sự khác biệt nếu áp dụng nó lại thành môn võ công riêng biệt.
Chúc bạn thực nghiệm thành công!

Chí Phèo - Thị Nở 1 câu chuyện 40 cái title

Chuyện vui kể rằng, trong Ngày hội các Biên tập-Phóng viên Báo chí không chuyên lần nọ, có tổ chức cuộc thi để tìm ra "Thần tượng phóng tin Việt Nam Idol 2010". Chủ điểm đưa ra là Các cách thi triển công phu phóng tin, ví dụ đưa ra là từ một vụ "trọng án" trong Văn học xưa như Chí Phèo đâm chết Bá Kiến. Hàng loạt các anh tài từ rất nhiều cơ quan Báo chí lớn như Mương Phò, Cống thông tin Dinh Me, VN Bốc Phét, Dâm Trí, Tin láo 24h, PLXH-Phơi L Xả Hơi.. cùng nhau hồ hởi tranh tài với đúng những sở trường mà mình đang có được. Và dưới đây là bản Tổng hợp kết quả:

Phèo


Nở

1. Chuyện anh Chí đâm chết Bá Kiến, có thể "thi triển" các tựa đề:

Kinh hoàng vụ sát hại trưởng thôn tại làng Vũ Đại

Say rượu, đâm chết cán bộ thôn

Đã tìm được kẻ giết trưởng thôn làng Vũ Đại

Bi kịch làng Vũ đại – trưởng thôn bị giết tại nhà

Kẻ giết trưởng thôn Bá Kiến là người cùng làng

Nghi phạm giết trưởng thôn là người đã có tiền án

Trưởng C.A làng Vũ Đại: Chúng tôi đang tiếp tục điều tra


2. Sau đó, có thể khai thác chuyện anh Chí với chị Nở trong vườn chuối:

Sốc với hình ảnh giới trẻ công khai tình yêu trong vườn chuối

Có hay không vụ hiếp dâm trong vườn chuối

Vừa ra tù đã phạm tội hiếp dâm

Đau lòng người đàn bà dở bị cưỡng bức

Chân dung kẻ đồi bại tại làng Vũ Đại

Đã xác định được kẻ hiếp dâm chị N.

Vụ lạm dụng tình dục ở làng Vũ đại – công an thôn vào cuộc


3. Tiếp tới, ngay lập tức chuyển sang các nội dung:

Phát sốt vì bộ ảnh cực "nóng" của Thị Nở

Bé Nở "lạ lẫm" trong trang phục tứ thân

Thị Nở vai trần đi vo gạo

Thị Nở thổ lộ về mối tình đầu

Thị Nở e ấp bên người "đặc biệt"

Thị Nở hot với yếm đào bên bờ sông

Thị Nở: Anh ấy không phải là đại gia

Thị Nở: Giữa tôi và anh Chí chỉ là mối quan hệ cùng thôn
Đôi lứa


Thị Nở: Còn quá sớm để nói về chuyện yêu

Lộ ảnh sốc Chí Phèo & Thị Nở trên facebook

Chí Phèo: Tôi chỉ coi em Nở như em gái

Những bóng hồng trong cuộc đời anh Chí

Rộ tin đồn Bá Kiến là người thứ 3

Dàn sao nông dân "kute" làng Vũ Đại cùng chúc mừng cho bé Nở

Xôn xao đoạn ghi âm đêm hẹn hò của chị Nở và anh Chí tại vườn chuối

Chí Phèo & Thị Nở: đẳng cấp chuyện tình Titanic


4. Nếu "có tầm nhìn" thì đi ngang sang các đề tài:

Cảnh tỉnh về lối sống buông thả của 1 bộ phận thanh niên nông thôn

Nói về vấn nạn lạm dụng tình dục ở nông thôn

Có hay không việc cần thiết đưa giáo dục giới tính về nông thôn

Tình trạng thất nghiệp ở nông thôn và các hệ lụy xã hội
 
5. Hoặc xoáy sang các chủ đề hút khách:

Rượu, cháo hành (không thịt) và câu chuyện an toàn tình dục

Rượu và chuối xanh: Thần dược của tình yêu !

Cháo hành có phải là phương pháp phục hồi hữu hiệu sau khi làm chuyện ấy?


6. Và cuối cùng là "vét máng":

Làng Vũ Đại ngày ấy và bây giờ

Lật lại Hồ sơ vụ án Chí giết Kiến

Những chuyện chưa kể về anh Chí Phèo

Lương y Phạm Thị Hồng nghi ngờ Chí "còn nguyên": có không chuyện tình Vườn chuối?

Kỹ thuật giật title tăng 500% lượng Click

Giật title là kỹ thuật làm cho title của bài viết trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích người đọc click vào để khám phá. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet  cùng với sự ra đời của vô số báo mạng lá cải, cũng như blog, chúng ta có thể thấy một vấn đề nhỏ được các báo đua nhau giật tit. Sau đó, các blogger lại lấy về "giật" tiếp làm cho vấn đề nhỏ ban đầu trở thành giông bão chứ không chỉ là gió nữa.


Bạn có thể thắc mắc, tại sao lại cứ phải giật tiêu đề như vậy? Vâng xin bạn hiểu cho rằng các báo mạng, webste và ngay cả dân SEO chúng ta cũng sống nhờ vào traffic mà thôi. Nó là kĩ thuật nếu áp dụng một cách khoa học thì sẽ mang lại hiệu quả không ngờ. Nhưng nếu lạm dụng sẽ là con dao hai lưỡi.
 
Dưới đây là những hình thức giật tiêu đề (title) các bạn có thể tham khảo và áp dụng .
 
title
 
1. Giật tiêu đề thực tế, bám sát nội dung
 
Đây là một dạng giật tiêu đề mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhất; người giật tiêu đề vừa phải đưa được thông điệp chính vào tiêu đề, vừa phải chọn từ ngữ mang tính biểu đạt cao để hấp dẫn người đọc.
 
VD: giày nam “siêu siêu đẹp” hạ giá
 
2. Giật tiêu đề cường điệu 

Là một dạng Giật tiêu đề sử dụng nghệ thuật Cường Điệu để diễn tả một sự việc bình thường trở nên hoành tráng, gây sốc!
VD: Thành lập công ty “Không mất vốn”
 
3. Giật tiêu đề siêu tưởng, phi thực tế, lạc đề

Người đưa tin có thể dùng nghệ thuật Ẩn Dụ để nói về sự việc, đôi khi nội dung tiêu đề đưa ra không liên quan gì đến nội dung thực của bài viết.
VD: Kìa, Shop đang đại hạ giá!

KỸ THUẬT GIẬT TITLE THÔNG THƯỜNG:


 
nghe thuat giat title
 
enlightened Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi
VD: Thủy Top lộ ảnh nóng! Tin được không?

enlightened Sử dụng những con số
VD: Năm 2013 thu nhập của SEO đạt 500$

enlightened Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, liên tưởng , cường điệu…
VD: Cáo mượn oai hùm

enlightenedSử dụng nghệ thuật so sánh
VD: Càng học càng thấy dốt

enlightenedSử dụng các từ ngữ, ký tự biểu cảm
VD: Khoảnh khắc của những người xấu số khi rơi từ cao xuống

VẬY SEO-ER CÓ NÊN ÁP DỤNG CHIẾN THUẬT GIẬT TITLE KHÔNG? 
 
Tất nhiên là có và phải áp dụng một cách hợp lí. Tôi sẽ phân tích cho bạn nên áp dụng nó ở đâu.
 
Nếu bạn là chủ website tin tức, website cá nhân không bị phụ thuộc quá nhiều vào thương hiệu của một tổ chức, công ty thì bạn có thể tận dụng những kĩ thuật giật tit để câu view. Nhưng không nên giật theo kiểu “ treo đầu dê, bán thịt chó”. Bởi vì người dùng sẽ cảnh giác vào những link mà bạn đưa ra lần sau và họ sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Bên cạnh đó nếu bạn giật tit offpage theo kiểu này ở các forum thì bạn cầm chắc vé banned từ các Mod và admin.
 
Vì thế nếu là bài viết trên website của mình hãy chú ý:
 
Không phải bải nào bạn cũng nên giật tit, nội dung khó giật tit thì đừng có cố mà giật.
 
Tiêu đề trên website nếu giật tit vẫn phải đảm bảo yêu cầu onpage như là không quá 65 kí tự và đảm bảo phản ảnh đúng nội dung, chứa từ khóa.
 
Không trùng lặp Tiêu đề
 
Không ảnh hưởng thương hiệu.
 
Nếu bạn là một công ty thiết kế website chuyên nghiệp liệu các bài post trên website của mình bạn có giật tit các vấn đề thời sự để câu traffic như là " Thủy top lộ hàng", hay “ Thị nở thanh minh quan hệ với Chí Phèo chỉ là người cùng thôn?”. Hay là làm một bài hướng tới khách hàng và PR mình đại loại như “ Top 10 công ty thiết kế website chuyên nghiệp nhất Việt Nam” và đưa website mình vào.
 
Giật tit câu view offpage.
 
Sau một thời gian theo dõi tác dụng của việc giật tit trên các diễn đàn tôi nhận thấy, có những bài viết tôi đầu tư rất tâm huyết về thời gian để hoàn thành một bài viết tôi nghĩ là có ích cho người đọc nhưng tại sao chỉ được 1 đến 2 trang lại bắt đầu chìm? Trong khi đó có những bài chỉ hỏi vu vơ nhưng do vô tình hay cố ý mà họ giật tit rất ổn và thu hút rất nhiều click.
 
Ví dụ Như sáng nay tôi lang thang bên diễn đàn QBW có một bạn MR.Nguyên có topic “1 pha hú hồn vì làm seo cũng bị AN Ninh Mạng Sờ Gáy” . Rất kích thích người đọc click vào đúng không.
 
Và bạn thử tưởng tưởng tượng một topic của bạn mà kéo dài nhiều trang và có seed từ khóa bên trong thì sau một khoảng thời gian Google cập nhật PR thì điều gì sẽ xảy ra?
 
Nói như vậy để bạn thấy đuợc tầm quan trọng của Giật tit, hãy áp dụng triệt để giật tit khi đi build link. Bạn có thể giật tit trên facebook, link hay hoặc các diễn đàn đông thành viên phù hợp với chủ đề. Nhưng trước khi giật hãy đảm bảo có nội dung hữu ích và seed từ khóa hợp lí , nếu không chỉ hỏi vu vơ và chèn từ khóa thì khả năng đuợc banned là rất cao. Dùng những từ ngữ “ cảm giác mạnh” trích dẫn nhân vật nổi tiếng vào trong title, từ ngữ gây hứng thú click khi giật tit offpage.
 
copy writing

Bên cạnh đó một lời khuyên để giật tit hiệu quả từ bài viết của Mr Giaiphapso đó là:
 
Giật tit đúng thời điểm
 
Đúng kênh đúng đối tượng
 
Vấn đề mang tính thời sự
 
Bạn không thể giật tit những vấn đề như là “ 10 doanh nghiệp thiết kế web cho mobile đẹp nhất thế giới” ở trong một diễn đàn của teen hay là “ Kem tắm trắng siêu mịn chỉ sau 3 ngày “ ở forum dành cho thiền viện, chùa chiền được.
 

Chính vì thế để copywriting và giật tit thành công hãy suy nghĩ sáng tạo và áp dụng một cách hợp lí. Chúc các bạn thành công!

Copywriting kỹ thuật SEO hiệu quả tốt nhất

SEO copywriting là công việc biên tập, xây dựng nội dung cho website nhưng trong quá trình này Copywriter sẽ sử dụng nhiều thủ thuật để các nội dung đó có hiệu quả cao nhất trong SEO như : tối ưu mật độ từ khóa trong nội dung, phân bố đều từ khóa trong bài viết, giật title, PR bài viết …



Để trở thành 1 Copywriter chuyên nghiệp thì bạn phải làm gì?
Hiển nhiên, khi bạn thực hiện công việc copywriting thì bạn đã là 1 Copywriter, nhưng trình độ của bạn sẽ phụ thuộc vào kết quả của các nội dung đó trong SEO.
Và 1 phần lớn Copywriter khá lười, họ chỉ đi copy bài viết đã có trên các website khác để đem về làm nội dung cho website của mình mà không thèm chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa một chút để cho khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của chiến lược SEO copywriting vì các bạn biết đó, Google luôn thích nội dung mới, độc đáo thay vì nội dung bị trùng lặp với các website khác. Và hiển nhiên, nội dung này của bạn sẽ bị Google đánh giá thấp.
Một ví dụ điển hình nhất cho kỹ thuật SEO copywriting là bạn hãy thử theo dõi 2 trang báo ” dantri.com.vn ” và ” vnexpress.net “. Bạn cũng không cần phải chú ý nhiều, chỉ cần lướt qua từ đầu tới cuối trang chủ của 2 website đó. Bạn sẽ nhận ra 1 điều : 2 website này đa số cùng có các nội dung nói về 1 chủ đề nhưng cách viết title hay nội dung trong bài viết của họ lại hoàn toàn khác nhau. Vâng, ở đây tôi muốn nhấn mạnh với các bạn rằng : ” một vấn đề có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau “. Nếu để ý thêm, bạn sẽ thấy có khá nhiều tin được 2 website này giật title ( cách viết tiêu đề thu hút, hấp dẫn người đọc ).
Hiện nay, đa số các website của chúng ta đều có cùng chủ đề, lĩnh vực, ngành nghề với vô số các website khác và nội dung quanh đi quẩn lại cũng là các vấn đề cũ hoặc lấy của nhau, phần nội dung mới vô cùng nhỏ bé. Các bạn làm SEO copywriting tại sao lại không khắc phục vấn đề này để cải thiện chất lượng nội dung trên website của mình ?
Những bước cơ bản của Kỹ thuật SEO copywriting tốt nhất để trở thành Copywriter chuyên nghiệp và đạt kết quả tốt trong quá trình SEO :
Nhắm đúng các nhóm đối tượng đọc giả : hãy phân tích các nhóm đối tượng đọc giả mà bạn cần hướng đến cho mỗi nội dung thật kỹ lưỡng.
Luôn update các nội dung mới hoàn toàn, độc đáo.
Xem nội dung trên các website của các đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra cách trình bày nội dung khác của họ nếu bạn cũng trình bày về các chủ đề giống họ.
Chú ý tới title ( tiêu đề bài viết ) vì điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới lượng view bài viết của bạn, hãy viết title một cách thật hấp dẫn, thu hút đọc giả nhưng điều quan trọng là nội dung cần đúng theo title và vô cùng thực tế, có nghĩa, đem lại giá trị cho người đọc. Tránh kiểu title một kiểu, nội dung 1 kiểu, sơ sài khiến đọc giả tụt hứng, mất thiện cảm.
Trình bày các vấn đề thật lôi cuốn, hấp dẫn với đọc giả. Điều này có lẽ là khó nhất với các Copywriter.
Yếu tố mật độ từ khóa : trong title hãy chắc chắn chứa từ khóa mà bạn muốn có thứ hạng cao trên Google, tiếp đó hãy khéo léo tạo mât độ từ khóa khoảng 2 – 4% trong phần nội dung của bài viết.
Phân bố đều từ khóa : bạn hãy chắc chắn từ khóa của bạn được phân bố đều trong phần nội dung từ trên xuống dưới một cách tốt nhất mà không gây khó chịu cho đọc giả.
Nội dung bài viết : nội dung bài viết cần phải cung cấp đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các thông tin mà bạn muốn đưa tới đọc giả, hãy chắc chắn họ có thể nắm bắt được tất cả các thông tin đó mà không cần click thứ 2.
Sử dụng liên kết nội bộ để điều hướng đọc giả xem các bài viết khác mà bạn muốn.
Sử dụng các button chia sẻ bài viết qua các mạng xã hội và khuyến khích người dùng click vào đó.

Chia sẻ nội dung lên các website khác có lượng đọc giả tiềm năng cho vấn đề mà bạn trình bày trong nội dung và các mạng xã hội phổ biến. Tránh tình trạng spam bài viết sẽ không có hiệu quả.

19/12/13

12 thủ thuật blog hiệu quả các blogger cần biết

Tôi hiểu rằng bạn muốn blog của mình thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Nhưng bạn sẽ làm gì?
Viết bài chăm chỉ hơn?
Được rồi, bạn có thể cứ ôm lấy bàn phím và gõ cho tới khi những ngón tay của bạn đỏ tấy lên. Hoặc là, bạn có thể nghĩ ra cách gì đó để nâng cao chất lượng thay vì số lượng. Thực sự, bằng cách thứ 2, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong ngày, và không cần thúc giục bản thân viết càng nhanh càng tốt nữa. Nếu bạn đang cố gắng để làm việc hiệu quả hơn, đây là những điều mà một blogger cần làm

12 thủ thuật blog giúp bạn lên một tầm cao mới

Trước khi bắt đầu, hãy làm rõ làm một điều: Không một thủ thuật nào có thể thay thế được những bài viết chất lượng cao. Ở đây, tôi ra những thủ thuật giúp tăng hiệu suất truy cập vào blog của bạn, ngoài việc chỉ viết và đăng bài. Tuy nhiên, xin lỗi những kẻ lười biếng, chúng tôi không phải là ảo thuật gia 

1. Thu thập thông tin từ những website tin cậy

Đối với những người chỉ tập trung vào việc tự viết blog của mình, thủ thuật này sẽ thực sự thay đổi thói quen của bạn. Thay vì tự làm tất cả, hãy tìm kiếm thông tin từ tên tuổi lớn, những website đáng tin cậy và có lượt chia sẻ cao. Bạn đã bao giờ thấy tôi viết về Facebook Business Pages hay thông tin từ một ai đó qua Facebook chưa? Hẳn là đã từng, phải không? Việc “mượn danh quan lớn” này không chỉ giúp bạn không phải è cổ ra viết bài (tuyệt vời!) mà còn kéo theo một lượng lớn những độc giả của website đó sang blog của bạn.
Không chỉ lượng khách truy cập vào blog bạn tăng vọt, họ còn giúp bạn chia sẻ thêm những bài viết đó về blog của họ. Hãy tưởng tượng nếu như họ cũng là những blogger có tiếng thì sao. Đây là cơ hội tuyệt vời để tiếp cận với những độc giả tiềm năng của bạn.

2. Tăng lượng độc giả thường xuyên (Subscribers)

Nói tới mức độ thu hút từ blog của bạn, bạn có thể sẽ tốn một khoảng thời gian đáng kể chỉ để tăng số lượng subscriber. Thử nhìn qua phần số liệu thống kê và xem đa phần nguồn truy cập vào blog bạn tới từ đâu. Một vài thông qua các phương tiện truyền thông, một vài nhờ vào công cụ tìm kiếm, một vài là truy cập thẳng… Nhưng tôi đoán rằng đa phần đến từ email, phải không? Tại sao lại như vậy?
Khi bạn có một lượng độc giả sẵn sàng nhận cập nhật thông tin từ blog bạn qua email, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Mỗi khi bạn đăng bài mới lên blog, họ sẽ được cập nhật ngay vào email cá nhân. Đó là một lời nhắc vô cùng giá trị khiến độc giả muốn ghé thăm blog bạn thường xuyên hơn. Dưới đây là một số thủ thuật blog dành cho bạn:
  • Chèn thêm những lời gợi ý kèm đường dẫn vào blog của bạn, thậm chí trong từng bài viết. Bạn cũng có thể chèn đường dẫn blog vào các trang khác tại website của bạn khi thích hợp.
  • Thiết kế riêng một trang để người đọc có thể dễ dàng đăng ký cập nhật blog của bạn, và hãy chia sẻ nó lên mạng xã hội.
  • Phía dưới những email gửi đi hãy thêm một dòng gợi ý người dùng đăng ký cập nhật (bằng cách nhấn vào đường link)

3. Tối ưu hóa tiêu đề cho những bài viết cũ

Khi bạn đăng lên một bài viết mới, bạn muốn có một tiêu đề thật hấp dẫn, thứ khiến tất cả mọi người đều muốn nhấp chuột vào. Thế nhưng, chúng nhanh chóng bị chôn vùi khi bạn đăng thêm các bài mới. Vậy là những bài viết thuộc về quá khứ của bạn càng lúc càng chìm nghỉm, không thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Và chúng trở nên vô dụng.
Tôi đùa đấy. Sự thực là những bài viết cũ kỹ ấy vẫn ẩn chứa hàng ngàn những giá trị tuyệt vời cho blog của bạn – Nên nhớ rằng mỗi bài viết đều xuất hiện trong SERPS (trang hiển thị kết quả tra cứu), và chúng sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu như bạn đặt tiêu đề theo đúng tiêu chuẩn SEO. Như vậy, nếu muốn tăng khả năng người khác tìm đến, hãy đổi lại một tiêu đề khác thông minh và hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, thay vì “Các bước SEO” hãy thử bằng “5 bước để SEO từ khóa lên top Google“.

4. Tối ưu hóa những lời kêu gọi hành động (Call-to-action)

Hẳn là bạn không viết blog chỉ để cho vui, phải không? Bạn đang cố gắng để tăng lượng truy cập nhiều lên. Từ đó, bạn sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý. Mang lại khách hàng cho bạn. Quả là một công cụ tuyệt vời.
Đó cũng chính là lý do vì sao bạn cần thêm những lời kêu gọi vào khắp các bài viết trên blog bạn, và dẫn dụ người xem tìm tới nhiều bài viết khác của bạn hơn. Bất cứ lúc vào, việc chú tâm vào các lời nhắc nhở đối với độc giả cũng là một đầu tư đáng giá. Từ đó bạn có thể tìm được nhiều và nhiều hơn những khách hàng tiềm năng. Kiểm tra kỹ càng những yếu tố như bố cục, màu sắc, tỷ lệ chuyển đổi qua lại giữa các bài viết/blog.

5. Cập nhật CTA vào trong các bài viết cũ

Ý tưởng này kết hợp từ điều 3 và 4 ở trên. Trong điều 3, chúng ta đã nói về việc những bài viết cũ vẫn thu hút được các lượt truy cập nhờ SERPS (đặc biệt là khi bạn đã tối ưu hóa tiêu đề). Còn ở điều 4, chúng ta đã thử nghiệm để tìm ra thiết kế nào hiệu quả và hấp dẫn nhất. Gộp hai điều đó lại, hãy thay thế các CTA mới mẻ và hợp lý hơn. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy bắt đầu từ các bài viết có lượt truy cập cao nhất, sau đó từ từ làm tới các bài viết khác.

6. Cập nhật nội dung cho những bài viết cũ được yêu thích

Đừng quên nhìn lại những bài viết cũ thu hút được nhiều người xem, hãy xem mục số liệu thống kê trên blog bạn để biết thêm chi tiết. Có cái nào cần cập nhật thông tin mới không?
Có một số thủ thuật blog để làm điều này. Cách thứ nhất, bạn có thể viết một bài hoàn toàn mới và chèn thêm đường dẫn cũ vào bài này. Hoặc là, bạn có thể đơn giản câp nhật bài viết với những bổ sung mới hơn. Dựa vào hệ thống quản lý nội dung (CMS) và hệ thống email mà bạn đang sử dụng, sẽ quyết định bạn nên chọn cách nào. Cả hai đều có ưu và nhược điểm riêng của mình.
Ở lựa chọn đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng đường dẫn đó chính xác và vẫn còn họat động. Đối với lựa chọn thứ hai, bạn cần đảm bảo rằng nó vẫn được coi như một bài viết mới và những độc giả của bạn sẽ nhận được thông báo qua email. Hãy suy nghĩ và lựa chọn cách thức dễ dàng hơn cho bạn.
Nếu bạn cảm thấy có chút áy náy gì đó, vậy thì bạn đã hiểu nhầm việc làm này. Đây là các lý do vì sao:
  • Nếu thông tin đã lỗi thời, nó cần phải được cập nhật.
  • Những độc giả mới của bạn có lẽ chưa có cơ hội được đọc bài viết bổ ích đó.
  • Những người đã đọc nó trước đây, sau một thời gian dài, họ không còn nhớ nữa. Đây là cách để quay vòng lượt truy cập hữu hiệu nhất.

7. Thực hiện phân loại chủ đề

Nếu như bạn đã làm việc nghiêm túc với blog của mình, tới lúc bạn sẽ nhận ra cần phân loại chúng theo các chủ đề được người đọc quan tâm. Một bản phân loại chủ đề sẽ nói cho bạn biết bạn nên viết những gì để thu hút độc giả hơn. Đơn giản như việc xuất ra bảng số liệu thống kê từ blog bạn, và sắp xếp nó lại theo từng hạng mục, lượt xem, chia sẻ…để biết chủ đề nào được ưa thích nhất.
Sau đó, những chủ đề không được quan tâm nhiều lắm, không có nghĩa là bạn sẽ loại bỏ chúng hoàn toàn. Bạn không muốn hy sinh cả một cái blog chỉ vì lượt truy cập, phải không? Tuy nhiên, biết được những chủ đề nào thu hút người xem cũng giúp bạn tăng lượng độc giả nhanh chóng hơn.

8. Truyền thông hóa trang blog của bạn

Nếu bạn chưa làm thì ngay bây giờ hãy dành chút thời gian để đưa blog bạn tiếp xúc với các phương tiện truyền thông. Sự thành công của một trang mạng phụ thuộc nhiều vào nó. Blog của bạn nên các nút chia sẻ lên mạng xã hội (như facebook, twitter, tumblr, pinterest, etc.). Như vậy, bạn có thể mở rộng phạm vi và đối tượng độc giả. Bạn có thể đi một bước xa hơn, bằng cách chèn thêm những ứng dụng gợi ý người đọc chia sẻ lên mạng xã hội. Những việc như vậy sẽ khiến nội dung trên blog của bạn được biết tới và gần gũi hơn đối với nhiều người xem.

9. Tối ưu hóa các trang được nhiều khách viếng thăm nhất

Nếu như blog bạn phát triển lên, nó có khả năng sẽ bao gồm nhiều hơn một trang chỉ cuộn lên – kéo xuống thông thường. Bạn có thể cập nhật thêm nhiều phần khác cho blog của bạn (như banner, footer, etc.) Hãy nghiên cứu những chỗ mà người xem nhấn tắt blog của bạn, và thêm vào đó một vài trang chuyển tiếp khác. Đây cũng là một cách mà các nhà tiếp thị truyền thông thường xuyên khai thác để tân dụng các cú nhấp chuột của khách hàng.

10. Sử dụng blog cho những thử nghiệm mới

Thử nghĩ về danh sách email mà bạn có như một đóa hoa ngọt ngào. Bạn cần phải tưới nước nhẹ nhàng cho nó mỗi ngày, chứ không phải dùng vòi phun cứu hỏa.
Hóa ra tôi không giỏi dùng phép ẩn dụ lắm, nhưng tôi nghĩ bạn cũng hiểu ý tôi muốn nói. Nếu bạn gửi email quá thường xuyên, bạn sẽ nhận ra lượng người ghé thăm và đăng ký cập nhật qua email giảm đi nhanh chóng. Do vậy, hãy sử dụng blog để thử nghiệm trước khi dùng tới danh sách email. Lọc ra một vài đối tượng thích hợp và có hứng thú với blog của bạn, rồi gửi email đến cho họ.

11. Sử dụng nguồn tin sẵn có hiệu quả

Cố gắng tận dụng tối đa những nội dung bạn đã tạo ra. Sử dụng lại chúng thông qua các đường dẫn giới thiệu ở bất cứ nơi đâu mà bạn thấy thích hợp. Ví dụ:
  • Nguồn tin để truyền thông hóa: Dẫn bài từ blog bạn lên các trang mạng xã hội để khuyến khích mọi người ghé thăm blog.
  • Nguồn tin để gửi email: Bạn không nhất thiết phải gửi những email dành riêng cho khách hàng. Những bài viết sẵn có trên blog đôi khi là một lựa chọn tuyệt vời như một bản tin cung cấp tới họ.
  • Nguồn tin để giữ khách hàng tiềm năng: Thay vì làm lại từ đầu, bạn có thể tìm lại các bài viết cũ và sử dụng chúng như một lời đề nghị mới mẻ.
  • Nguồn tin để bán hàng: Khi bạn tạo ra nội dung trên blog để giúp mọi người giải quyết một vấn đề gì đó, hãy đồng thời chuyển nó đến cho bộ phận bán hàng của bạn. Như vậy, họ hoàn toàn có thể giúp đỡ và nhận được sự tin nhiệm khách hàng trong những trường hợp tương tự.
  • Nguồn tin duy trì website: Nếu bạn tìm kiếm những định nghĩa, giải thích cho một khái niệm, sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nó trong chính những bài viết cũ của blog mình. Đừng quên dẫn thêm một đường link thông qua từ khóa đó.

12. Tận dụng blog như một công cụ để bán hàng

Kinh doanh trên blog là một trong những mảng giá trị nhất mà bạn có thể nhận được, đặc biệt là khi bạn viết blog và đề cập một cách tự nhiên về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong bài. Hãy nghĩ về điều đó – bạn viết blog để hướng dẫn họ cách giải quyết vấn đề và sản phẩm hay dịch vụ của bạn là lựa chọn tối ưu giúp họ thực hiện điều đó.

10 lỗi cần tránh khi truyền thông trên Facebook

Facebook là một phương tiện marketing và truyền thông tuyệt vời, bạn có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu làm không đúng cách, bạn có thể vô tình phá hủy hình ảnh của mình. Do đó, hãy cẩn thận với 10 lỗi thường gặp khi bạn truyền thông về Facebook.

1. Nội dung lạc đề

Nội dung trên page của bạn phải gần gũi và liên quan đến thương hiệu của bạn. Nó phải phản ánh được bạn đang bán và kinh doanh cái gì cho thế giới! Hình ảnh và nội dung bạn chia sẻ trên page liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn. Nếu bạn bán xe hơi, nội dung trên page của bạn phải liên quan đến xe hơi chứ không phải là thức ăn hay những thứ chẳng liên quan gì. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn thấy rất nhiều page vẫn lạc đề như thường. Thật đáng buồn!
Nội dung không liên quan trên Facebook sẽ khiến thương hiệu của bạn trông thật ngớ ngẩn

2. Hãy tag bạn bè vào ảnh của tôi!

Xin đừng bao giờ kêu gọi mọi người tag bạn bè của họ vào ảnh của bạn. Tệ hơn nữa, là đừng bao giờ kêu họ tag 1 số lượng bạn bè để đổi lấy phần thưởng. Nếu làm vậy là bạn đang tư sát! Bạn sẽ thấy số lượng like cũng như Talking about this (TAT) tăng lên bằng phương pháp viral marketing nhưng thực sự, mọi thứ đang tệ hơn bạn nghĩ!
Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi tag
Hãy đứng dưới góc độ người dùng Facebook, tưởng tượng là bạn được tag vào một bức hình chẳng liên quan đến mình, bạn sẽ nghĩ sau? Phát cáu! Rất nhiều hình ảnh “rác” bỗng dưng xuất hiện trên profile của bạn. Việc đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là unfriend người tag bạn vô tội vạ và không xin phép; và việc thứ hai là khóa (block) luôn page của công ty.
Chúng ta chia tay nhé!
Do đó, trong chiến lược marketing, đừng làm phiền người khác kiểu như thế.

3. Những thứ vui vẻ, dễ thương rất dễ được chia sẻ

Các sự kiện thú vị, động vật vui nhộn, em bé dễ thương và những thứ đại loại như thế rất dễ được chia sẻ trên Facebook. Người ta thường thích những thứ dễ thương, thú vị kiểu như vậy. Tuy nhiên, nếu chúng chẳng liên quan gì đến thương hiệu của bạn, thì đừng đưa chúng lên với bất kì giá nào.
Mình quá dễ thương để bỏ qua. Chia sẻ ngay!
Nếu bạn có những thứ thật sự thú vị và muốn chia sẻ, thì hãy post lên trang cá nhân của mình chứ không phải page công ty. Nó sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và người ta sẽ nghĩ bạn đang kinh doanh những thứ dễ thương chứ không phải sản phẩm thực tế.
“Con yêu. Con phải cư xử dễ thương thật chuyên nghiệp, và sau này con sẽ có việc làm đấy”
“Khi kinh doanh, hãy tập trung! Đừng quan tâm đến những thứ thú vị nhưng không liên quan”

4. Facebook chỉ là nơi treo biển quảng cáo

Chúng ta dễ dàng cá nhân hóa thương hiệu và tạo ra tiếng nói trên Facebook. Thương hiệu của bạn có thể lan tỏa và tương tác với khách hàng cũng như những người quan tâm. Bạn điều hướng được những người thích bạn để mang lại lợi ích cho mình, và bạn có thể khiến mọi người nhớ đến mình.
Tuy nhiên, đừng dùng Facebook đơn thuần chỉ là một tấm biển quảng cáo.
Facebook không phải là nơi treo biển quảng cáo
Bạn không nên liên tục đưa ra những lời mời gọi, khuyến mãi, giảm giá trong từng bài post, với mục tiêu duy nhất là khiến họ mua hàng. Nên nhớ rằng, người ta không thích bị chèo kéo (hãy tưởng tượng đến cảnh bị hàng rong chèo kéo!). Facebook là một công cụ để khiến khách hàng đến với sản phẩm (pull), chứ không phải đẩy sản phẩm đến khách hàng (push). Hãy tập trung vào việc điều hướng khách hàng hơn là bán hàng một cách cứng nhắc.
Bán hàng một cách mềm mại

5. Trở thành nhà thông thái

Đừng đưa ra quá nhiều thuật ngữ chuyên môn hoặc thuật ngữ khoa học trên Facebook. Đó là một chiến lược tồi. Đưa ra quá nhiều thứ uyên thâm sẽ khiến page của bạn trở thành một quyển luận văn Thạc sĩ. Trừ khi bạn muốn tìm kiếm những chuyên gia cho page của mình, hãy hạn chế sử dụng những thuật ngữ phức tập trong các bài post của mình.
Đừng đưa những thuật ngữ kĩ thuật vào page Facebook

6. Chán ngắt, chán ngắt và tiếp tục chán ngắt

Nội dung nhàm chán sẽ giết chết những người “like” bạn. Nó sẽ khiến người ta nghĩ bạn là một kẻ lừa bịp chán ngắt. Do đó, bạn phải thường xuyên có những nội dung thú vị, để người khác phải thích, bình luận và chia sẻ cho bạn bè. Bạn cần phải sáng tạo, hoặc tìm kiếm ý tưởng từ những thương hiệu khác để tạo ra những nội dung hay, thú vị cho riêng bạn.
Quá chán! Mua vui đi nào!

7. Hôm nay là sinh nhật của sếp bạn, vậy thì sao?

Mọi người không quan tâm đến sinh nhật của sếp bạn, cha sếp bạn, anh của sếp bạn hay con mèo của sếp bạn. Mọi người cũng chẳng quan tâm đến bữa tiệc của công ty bạn tối qua. Người ta chỉ quan tâm đến việc sản phẩm hay dịch vụ của bạn có lợi gì cho họ. Do đó, chỉ đưa ra những nội dung kinh doanh và cho khách hàng thấy những gì họ mong chờ từ bạn.
Oh! Hôm nay là sinh nhật sếp bạn. Liên quan gì đến tôi?
Cũng đừng chia sẻ sinh nhật của nhân viên, các hoạt động ngoại khóa hay những thứ đại loại như thế. Chia sẻ những thứ này sẽ khiến công ty của bạn trông có vẻ thân thiện như một người hàng xóm già tốt bụng, nhưng gút lại, việc này không có nhiều lợi ích.

8. Bơ đi mà sống! Ai thèm quan tâm?

Phải thường xuyên kiểm tra page của bạn. Đôi khi bạn sẽ gặp những đối thủ xấu tính, đưa ra những bình luận tệ hại hoặc vô lý về thương hiệu của bạn. Hãy cẩn thận, nếu những bình luận đó là không chính xác, hãy báo cáo (report) cho Facebook và khóa (ban) họ vĩnh viễn.

Hãy cẩn trọng với mọi lời bình luận
Những bình luận sai trái, tiêu cực có thể hạ thấp uy tín của bạn. Do đó bạn không thể “bơ đi mà sống” và công ty cần có một nhóm thường xuyên quản lý danh tiếng của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, nếu những bình luận tiêu cực được chứng minh là đúng, bạn cứ để đấy. Bạn có thể đăng một bài xin lỗi cởi mở đến người sử dụng, và người ta sẽ ghi nhận bạn trung thực và minh bạch. Có ai trên đời này mà không mắc lỗi? Cứ xem đó như là một điều hiển nhiên, hãy có phương án dự phòng và đừng quá căng thẳng.
Đôi lúc, bạn cần phải minh bạch

9. Bạn phải lắng nghe tôi.

Ngày nay, chúng ta vẫn thấy một vài page Facebook, nhất là các chính trị gia hoặc giới nghệ sĩ, thiếu đi các yếu tố tương tác.
Các page đó thường có các bàn diễn văn 1 chiều chứ không phải đối thoại 2 chiều. Họ tự xem mình như là người phân phát thông tin. Và khi người khác phản hồi, chỉ những phản hồi tích cực được giữ lại và phản hồi tiêu cực sẽ “lên đường”. Điều này sẽ không tạo được sự đối thoại giữa thương hiệu và người “like”, và khiến thương hiệu không được tin tưởng trong mắt người dùng Facebook.
Thường xuyên tạo ra tương tác 2 chiều với mọi người

10. Miễn phí! Quà tặng! Khuyến mãi!

Sử dụng quà tặng miễn phí, những cuộc thi thú vị và rút thăm may mắn để thu hút người khác thích page của bạn là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, đừng làm dụng nó. Nó sẽ khiến người khác nghĩ thương hiệu của bạn giống như… ông bố tốt bụng thường xuyên tặng quà.
Có một câu nói là “bạn sẽ gặt được những gì bạn trồng”. Lạm dụng việc tặng quà sẽ đem lại cho bạn những người hâm mộ ít trung thành, những người chỉ quan tâm đến những thứ miễn phí chứ không phải họ yêu thích sản phẩm và dịch vụ cuả bạn.
Đừng trở thành ông bố tốt bụng
Nói tóm lại, để có được một thương hiệu thành công trên Facebook, hãy luôn tránh những lỗi trên khi truyền thông và tiếp cận thị trường. Chúc may mắn!

Bảy ngày với chiến dịch PR

Xây dựng những mối quan hệ công chúng cho công ty của bạn luôn là yêu cầu đặt ra vào bất cứ thời điểm nào. Nhiều công ty rất muốn thực hiện thành công các chiến dịch PR (Public Realation), nhưng họ không biết phải khởi đầu từ đâu và triển khai như thế nào? Trả lời câu hỏi này không khó khăn chút nào. Bạn chỉ cần thực sự nỗ lực và triển khai theo đúng một quy trình nhất định. Dưới đây là cách để bạn thực thi thành công một chiến dịch PR chỉ trong vòng 07 ngày.

Ngày thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu của bạn

Bạn hãy khởi đầu bằng việc lên danh sách những mối giao tế công cộng trong thị trường mục tiêu của bạn. Những mối giao tế này phần lớn là với các tạp chí như tạp chí hàng tuần, báo ngày, tạp chí chuyên ngành kinh doanh, những nhà quảng cáo miễn phí tại địa phương, hay các tạp chí của Phòng thương mại khu vực. Bạn không cần thiết phải liên lạc với các cơ quan báo chí quốc gia trừ khi câu chuyện PR của bạn thật sự nổi bật trên phạm vi toàn quốc hay bạn có một mối quan hệ mật thiết nào đó với cơ quan báo chí quốc gia. Tiếp theo, bạn hãy lên danh sách những đài phát thanh truyền hình tại khu vực thị trường mục tiêu của bạn. Những đài này bao gồm đài AM, FM, đài phát thanh phổ thông, đài phát thanh của trường đại học, …, và nhìn chung là tất cả.

Ngày thứ hai: Lập cơ sở dữ liệu các số điện thoại, địa chỉ liên lạc của các tạp chí, đài phát thanh truyền hình mà bạn xác định trong ngày thứ nhất.

Đối với một mối quan hệ giao tế công cộng, bạn cần xác định đâu là cách thức thông báo hay những thông tin đăng tải phù hợp nhất. Một khi bạn hoàn thành được công việc này, bạn hãy tìm ra ai là chủ bút hay phóng viên chịu trách nhiệm chính cũng như đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực mà bạn cần giao tế tại các tạp chí và đài phát thanh truyền hình. Đôi khi họ là một chủ bút của một chuyên mục nào đó, một phóng viên chuyên viết một lĩnh vực nhất định, một phóng viên đặc trách, hay một biên tập viên quản lý. Đừng gửi bản thông cáo báo chí của bạn tới bất kỳ ai hay tới tất cả mọi người trong tạp chí. Tiếp theo, bạn tiến hành những công việc tương tự đối với các đài phát thanh truyền hình: Tìm ra người phù hợp với các thông cáo báo chí của bạn tại đây như cán bộ chuyên phân công mảng tin tức cho các phóng viên phụ trách, hay biên tập viên mảng tin tức,…

Ngày thứ ba: Xác định câu chuyện PR nào mà bạn sẽ truyền đạt

Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về những chủ đề PR. Bạn đang đưa ra một thông cáo báo chí, truyền đạt một sự thay đổi, trình bày diễn giải một ý kiến hay công bố một khám phá mới? Bạn có một quan điểm bản địa trong một câu chuyện mang tính quốc gia hay không? Liệu thông tin của bạn có đáng để lên báo chí và không mang trong mình một thành kiến cục bộ không? Tất cả những gì bạn cần là 12 chủ đề PR khác nhau, tính trung bình là cứ một tháng có một thông cáo báo chí trải dài trong thời gian một năm. Tuy nhiên, đừng để điều này bó buộc việc bạn thường xuyên đưa ra những thông tin mới khi nó xuất hiện hay công bố những thông cáo mang tính cập nhập.

Ngày thứ tư: Viết bản thông cáo báo chí thực sự

Chủ bút của các tạp chí thường yêu thích những người nói theo ngôn ngữ của họ. Bản thông cáo báo chí dài một trang được mở đầu với ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao sẽ phù hợp hơn với các chủ bút, qua đó bản thông cáo báo chí của bạn càng có nhiều cơ hội xuất hiện một cách nhanh chóng trên tạp chí. Bản thông cáo báo chí nên bao gồm một vài thông tin cơ bản, trích dẫn lời của một cá nhân có uy tín trong một tổ chức nào đấy và địa chỉ liên hệ của công ty bạn. Đó là tất cả những “chất liệu” cần thiết hình thành nên một bản thông cáo báo chí. Bản thông cáo này không cần phải dài như bản luận văn, cũng như không cần thiết phải có những thông tin đơn lẻ, đi sâu vào tiểu tiết. Nếu chủ bút muốn thêm những thông tin cho câu chuyện, họ sẽ gọi điện cho bạn để bổ sung.

Ngày thứ năm: Gửi bản thông cáo báo chí tới các tạp chí, đài phát thanh truyền hình trong cơ sở dữ liệu mà bạn đã lập vào ngày thứ hai

Một vài chủ bút thích những bản thông cáo báo chí được gửi bằng fax, trong khi đó một xu hướng đang phát triển hiện này là gửi bản thông cáo báo chí qua email. Rất hiếm khi các bản thông cáo báo chí được gửi bằng thư tín thông thường; tuy nhiên, trong một vài trường hợp việc gửi bằng thư tin thông thường là cần thiết nếu bản thông cáo báo chí của bạn có kèm theo một vài bức ảnh. Bạn hãy tìm ra cách thức mà các chủ bút, phóng viên và nhà sản xuất ưa thích nhận bản thông cáo báo chí của bạn, bởi nếu vậy thì cơ hội xuất hiện nhanh chóng trên các tạp chí, đài phát thanh truyền hình sẽ lớn hơn rất nhiều.

Ngày thứ sáu: Sử dụng bản thông cáo báo chí cho những việc khác

Thông thường bản thông cáo báo chí không được đăng tải toàn bộ, các chủ bút sẽ biên tập lại chúng, cắt đi những phần không cần thiết, cũng như không phải tạp chí nào cũng đăng tải bản thông cáo báo chí của bạn. Đừng để việc này khiến bạn dừng đăng tải bản thông cáo và cố gắng đưa nó ra với công chúng. Có một số công việc khác bạn có thể thực hiện với những bản thông cáo báo chí. Bạn có thể đăng tải chúng trên trang web của mình. Bạn có thể sử dụng chúng trong các direct-mail gửi tới khách hàng. Bạn có thể sử dụng chúng trong hộp thư trả lời điện thoại lúc đường dây bận,… Sử dụng những thông tin của bạn ở bất kỳ đâu có thể, và bạn sẽ ngạc nhiên với những kết quả bất ngờ mà bạn có được, qua đó hình ảnh công ty bạn sẽ ngày một phổ biến hơn trong công chúng.

Ngày thứ bảy: Tiếp tục những nỗ lực của bạn nhằm thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với các chủ bút, phóng viên và nhà sản xuất chương trình truyền hình

Mối quan hệ giữa bạn và các cơ quan báo chí truyền hình càng gần gũi bao nhiêu, bạn càng có khả năng tiếp cận công chúng dễ dàng bấy nhiêu. Thời điểm để thực hiện công việc này không phải là khi bạn có một câu chuyện “sốt dẻo”. Hãy tận dụng mọi thời gian có thể nhằm tạo dựng những mối quan hệ thân thiết nhất. Nhờ đó, sau này bất cứ khi nào bạn có một tin tức “sốt dẻo” hay một câu chuyện hấp dẫn, bạn sẽ biết ngay ai là người mà bạn cần tiếp xúc trực tiếp và nhanh chóng có được những kết quả PR tốt nhất.
Bạn hãy dành một chút thời gian trong mỗi ngày để thực thi theo đúng bảy bước trên, và một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong “đấu trường” PR. Hơn tất cả, yếu tố hấp dẫn nhất của chiến lược PR này đó là chi phí. Trên phương diện guerrilla marketing (marketing theo kiểu du kích), kiểu PR này hoàn toàn không đắt đỏ chút nào, nó đơn thuần đòi hỏi ở bạn yếu tố thời gian, sinh lực và trí tưởng tượng.