Hiển thị các bài đăng có nhãn Website. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Website. Hiển thị tất cả bài đăng

19/12/13

Tại sao doanh nghiệp cần phải có website?

“Doanh nghiệp tôi đang kinh doanh lĩnh vực ABC, liệu tôi có cần một website không?”
Khi gặp câu hỏi này (mà thật ra cũng khá nhiều), tôi sẽ trả lời ngay là “CÓ”. Theo quan điểm của tôi, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có website, chỉ là ở mức độ nào và phù hợp với nhu cầu thế nào thôi. Với nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế website và online marketing, tôi tổng hợp được 10 nguyên nhân tại sao một doanh nghiệp cần có website, và chúng đóng vai trò gì trong sự phát triển của doanh nghiệp.

                               





1. Bộ mặt doanh nghiệp trên internet

Chúng ta đang sống trong 2 thế giới: thế giới thực và internet. Nếu bộ mặt của doanh nghiệp ngoài thế giới thực là trụ sở, văn phòng, vị trí địa lý, bộ brochure, danh thiếp,… thì bộ mặt của doanh nghiệp trên internet là website. Tất cả những gì khách hàng biết về bạn trên internet sẽ tập trung vào website của bạn. Màu sắc, phong cách, tính năng, nội dung trên website sẽ phản ánh được hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng. Văn phòng khang trang chứng tỏ doanh nghiệp chất lượng, website chỉnh chu chứng tỏ doanh nghiệp chuyên nghiệp.

2. Nâng tầm thương hiệu

Khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ xem xét website của nhiều công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ họ mong muốn. Doanh nghiệp nào có website chuyên nghiệp hơn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn, thu hút khách hàng hơn và có nhiều cơ hội bán hàng hơn. Đó là bởi vì website đang đại diện cho thương hiệu của bạn. Website được thiết kế tốt, khách hàng sẽ đặt nhiều niềm tin hơn, thương hiệu của bạn được đánh giá cao hơn các đối thủ.

3. Khách hàng đang ở trên internet

Việt Nam đang có 32 triệu thuê bao internet (chiếm 1/3 dân số). Khi có bất cứ nhu cầu gì, họ sẽ dùng Google tìm kiếm, chat hỏi bạn bè, dùng Facebook để tham khảo thông tin,… Do đó, nếu bạn không có website, sẽ gần như không có khả năng bạn tiếp cận được một số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ đang ngày ngày lục tung internet để phục vụ cho vô số nhu cầu.

4. Thu hút khách hàng tiềm năng

Một website được thiết kế tốt (bao gồm cả giao diện và tương tác), cộng với những phương pháp online marketing như SEO, Google Adwords, banner quảng cáo,… sẽ thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng đên với doanh nghiệp. Bạn không cần phải đi tìm họ. Chính họ tìm đến bạn, sử dụng dịch vụ của bạn và chia sẻ cho những khách hàng tiềm năng khác.

Thu hut khach hang tiem nang

5. Cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng

Bạn có thể đưa bất cứ thông tin gì lên website. Vậy tại sao bạn không dùng nó để cung cấp những thông tin quan trọng mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng? Giới thiệu, sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi, tin tức, tài liệu hướng dẫn,… Một khi có thông tin hữu ích, khách hàng sẽ vào website của bạn thường xuyên hơn, và họ sẽ có ấn tượng tốt với doanh nghiệp của bạn.

6. Giao tiếp và chăm sóc khách hàng

Website không chỉ cung cấp thông tin 1 chiều. Bạn có thể dùng webiste để khảo sát ý kiến khách hàng, xem họ đánh giá thế nào về những sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Từ đó, bạn sẽ có những cách chăm sóc khách hàng tốt hơn, mang lại nhiều giá trị và giữ họ trung thành với bạn.

7. Bán hàng 24/7


Doanh nghiệp hoạt động theo giờ giấc, thường nghỉ vào buổi tối và cuối tuần. Tuy nhiên, website hoạt động 24/7. Khách hàng có thể truy cập bất cứ lúc nào, kể cả 3 giờ sáng, tìm hiểu thông tin sản phẩm dịch vụ và quyết định mua hàng khi bạn đang ngon giấc!

8. Phân tích tâm lý hành vi khách hàng

Website có thể giúp bạn phân tích tâm lý hành vi của khách hàng thông qua các thủ thuật theo dõi và sử dụng các công cụ như Google Analytics. Bạn có thể biết được khách hàng có hứng thú với dịch vụ nào, sản phẩm nào đang hot, màu sắc nào sẽ gây được ấn tượng tốt, câu nói nào giúp họ hài lòng…

9. Nền tảng của Internet Marketing

Internet marketing đang phát triển mạnh, song song với marketing truyền thống và đóng góp ngày càng quan trọng vào chiến lược marketing tổng thể. Tuy nhiên, bạn cần phải có website để chiến lược internet marketing thực sự hiệu quả, vì tất cả khách hàng sẽ tập trung về website của bạn.

10. Tiết kiệm chí phí nhưng hiệu quả cao

Hãy nhìn lại tất cả ý trên, nếu bạn thuê nhân sự hoặc địa điểm để đạt được những giá trị trên thì sẽ như thế nào? Đội ngũ chăm sóc khách hàng, tư vấn thông tin, phân tích hành vi khách hàng,… sẽ tốn bao nhiêu trong ngân sách của bạn? Tuy nhiên, nếu bạn có 1 website đủ tốt, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều (tôi không nói là tất cả vì vẫn cần phải có con ngời để vận hành) nhưng thu được hiệu quả cao. Website hoạt động 24/7, xử lý được lượng dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng và gần như không có tính toán nhầm lẫn

Kết luận

Tùy mỗi lĩnh vực kinh doanh mà tầm quan trọng của mỗi vai trò của website sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn không có trường hợp chúng chẳng đóng góp tí tẹo nào cho doanh nghiệp của bạn cả. Nếu doanh nghiệp bạn chưa website, hãy tìm hiểu các loại website phù hợp với nhu cầu và xây dựng ngay. Còn nếu bạn đã có website rồi, hãy đọc lại 10 điều trên xem chúng ta có thể cải tiến website để đáp ứng được nhiều yêu cầu hơn và mang lại lợi ích lớn hơn không?

Tăng Like và +1 bằng pop-up mạng xã hội trên WordPress

Kinh nghiệm sử dụng pop-up

Không phải lúc nào pop-up cũng xấu. Nếu bạn sử dụng một cách hợp lý và bớt làm phiền người khác (tôi dùng từ “bớt” vì bản chất của pop-up là làm phiền rồi :v) thì bạn vẫn thu được những kết quả nhất định, tăng mối gắn kết giữa bạn và người đọc. Có 1 số kinh nghiệm sử dụng pop-up mà tôi rút ra được:

Nội dung ngắn gọn, đơn giản

Pop-up thường xuất hiện bất ngờ. Nếu nội dung pop-up quá dày, phức tạp, nó sẽ khiến người ta mất nhiều thời gian để đọc, hoặc… không muốn đọc. Trường hợp nào cũng gây khó chịu ở người nhận thông tin. Nội dung của pop-up nên đơn giản, súc tích và đừng lấy quá 3 giây của người đọc.
Pop-up của Thủ thuật Marketing chỉ có 20 chữ.

Tắt pop-up dễ dàng

Khi người truy cập website không muốn xem pop-up nữa, chúng ta nên lịch thiệp tạo điều kiện tốt nhất để họ tắt pop-up và đi vào nội dung chính. Giữ chân người đọc ở pop-up sẽ là một quyết định tồi, bởi vì họ sẽ tập trung vào việc tắt pop-up chứ không phải xem nội dung của pop-up. Hơn nữa, người đọc sẽ mất cảm tình với website của bạn, và điều này sẽ kéo theo nhiều điều không vui.
Với pop-up mạng xã hội của Thủ thuật Marketing, bạn có thể nhấn nút “X” ở góc phải trên hoặc bất kì đâu bên ngoài pop-up để tắt pop-up đi.

“Đừng tát bôm bốp vào mặt người khác”

Đây là câu nói tôi hay dùng khi nói về mật độ sử dụng các công cụ online marketing. Với pop-up cũng vậy. Hãy tưởng tượng bạn vừa mở website thì pop-up xuất hiện cái bùm, bạn tắt đi. Bạn chuyển qua trang khác thì lại bùm, bạn tắt. Bạn F5 lại cũng vẫn bùm, bạn tắt tiếp. Bạn chuyển sang nội dung khác, lại bùm, bạn tắt quách cái website!
Người biết sử dụng internet là người biết đọc và có trí nhớ. Chỉ cần xuất hiện 1 lần, họ sẽ nhớ và tự biết là có cần tiếp tục với pop-up hay không nên bạn không cần thiết phải nhắc đi nhắc lại 1 cách nhiệt tình.
Nếu bạn đã tắt pop-up mạng xã hội của Thủ thuật Marketing, bạn sẽ không thấy nó xuất hiện trở lại sau khoảng 7 ngày :)

Tạo pop-up mạng xã hội cho WordPress

Quay lại tiêu đề bài viết, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo pop-up mạng xã hội giống như Thủ thuật Marketing trên nền tảng WordPress.
Đầu tiên, bạn hãy cài plugin Social PopUP cho WordPress. Plugin này có sẵn trong kho plugin của WordPress nên việc cài đặt rất dễ dàng.
Sau đó, bạn vào phần Settings –> Social PopUP để chỉnh sửa nội dung và cài đặt 1 số thứ cho pop-up. Trong đó, phần phức tạp nhất có lẽ là Template & CSS Rules. Nếu bạn chưa từng thử lập trình web thì cứ để mặc định, hoặc sử dụng nội dung của Thủ thuật Marketing (bạn chỉ cần chỉnh sửa câu chữ xuất hiện trên pop-up)

Template

<div id=”spu-title”>Cảm ơn bạn đã đọc Thủ Thuật Marketing</div>
<div id=”spu-msg-cont”>
<div id=”spu-msg”>
Hãy nhấn “+1″ và “Like” động viên để tôi tiếp tục nhé :) {google} {facebook}
</div>
<div class=”step-clear”></div>
</div>

CSS Rules

.spu-button {
margin-top:15px;
margin-left:15px;
}
#spu-msg-cont {
border-bottom:1px solid#ccc;
border-top:1px solid#ccc;
background-image:linear-gradient(bottom,#D8E7FC 0%,#EBF2FC 65%);
background-image:-o-linear-gradient(bottom,#D8E7FC 0%,#EBF2FC 65%);
background-image:-moz-linear-gradient(bottom,#D8E7FC 0%,#EBF2FC 65%);
background-image:-webkit-linear-gradient(bottom,#D8E7FC 0%,#EBF2FC 65%);
background-image:-ms-linear-gradient(bottom,#D8E7FC 0%,#EBF2FC 65%);
background-image:-webkit-gradient(linear,left bottom,left top,color-stop(0,#D8E7FC),color-stop(0.85,#EBF2FC));
padding:16px;
}
#spu-msg {
margin:0 0 22px;
}
.step-clear {
clear:both!important;
}
#spu-title {
font-family:”Lucida Sans Unicode”,”Lucida Grande”,sans-serif!important;
font-size:12px;
padding:12px 0 9px 10px;
font-size:16px;
}
Bạn cũng nhớ bật Enable cho Show Close ButtonClose Advanced keys nhé. Đồng thời đặt số ngày show again của pop-up lớn 1 chúng để không gây phiền những người đọc thường xuyên.

Cấu hình permalink trong WordPress

Ở bài trước, chúng ta đã biết cách Xây dựng cấu trúc permalink thân thiện với SEO. Một cấu trúc permalink tốt sẽ giúp các bộ máy tìm kiếm cũng như người đọc dễ dàng tương tác trên website của bạn. Trong bài viết này, Thủ thuật Marketing sẽ hướng dẫn bạn cấu hình permalink trong WordPress. Cũng như những CMS khác, WordPress hỗ trợ rất tốt về SEO.

Bắt đầu nào!

Cấu hình permalink trong WordPress

Tại trang Admin của WordPress, bạn vào Settings –> Permalinks, chọn Custom Structure và thêm vào nội dung sau:
/%category%/%postname%/
Cấu hình permalink trên WordPress
Trong đó, tag %category% sẽ chèn nội dung chuyên mục theo cấp bậc, và cuối cùng là %postname% – tên của bài viết.
Ngoài ra, chúng ta còn có những tag khác. Bạn có thể tham khảo và chèn vào theo ý của mình như bên dưới:
%year%
Năm của bài viết, có 4 kí tự, ví dụ như 2004
%monthnum%
Tháng trong năm, ví dụ như 05
%day%
Này trong tháng, ví dụ như 28
%hour%
Giờ trong ngày, ví dụ như 15
%minute%
Phút trong giờ, ví dụ như 43
%second%
Giây trong phút, ví dụ như 33
%post_id%
ID riêng của bài viết, ví dụ như 423
%postname%
Tiêu đề bài viết được lược bớt để hợp lệ với trình duyệt, ví dụ như “Cấu hình permalink trên WordPress” thành”cau-hinh-permalink-tren-wordpress”.
%category%
Tên chuyên mục được lược bớt tương tự như %postname%.
%author%
Tên tác giả được lược bớt tương tự như %postname%
Chúc vui!

Những trang lỗi sáng tạo và ấn tượng

Dù bạn có đang sở hữu một website tốt, chạy trên 1 server ổn định thế nào thì bạn cũng không thể chắc chắn website của mình không bao giờ ngừng hoạt động.


Có thể website của bạn đang trong quá trình nâng cấp, bị lỗi chức năng hoặc lỗi 404 (là lỗi do người dùng truy cập vào 1 đường link không tồn tại). Cho dù bạn có làm gì sau đó đi chăng nữa, thì đối với những người đang truy cập, bạn có thể giảm bớt sự khó chịu của họ bằng các “chế biến” những trang lỗi đó trở nên hài hước, kì lạ một cách sáng tạo.
Dưới đây là 1 vài trang lỗi sáng tạo và ấn tượng. Hi vọng, bạn sẽ có thêm ý tưởng cho những trang lỗi trên website của mình, khiến khách hàng thêm thích thú.

Blippy
Blippy
Digg
Digg
Google Wave
Google Wave
Grooveshark
Grooveshark
Mint
Mint
Reddit
Reddit
Taptaptap
Taptaptap
HubSpot
HubSpot
Tumblr
Tumblr
Twitter
Twitter

Landing page là gì?

Trong Online Marketing, một landing page, đôi khi còn gọi là một lead capture page, jump page hoặc splash page – là một trang xuất hiện khi có một khách hàng tiềm năng click chuột vào một mẩu quảng cáo hay đường link kết quả của một công cụ tìm kiếm. Đây là một ví dụ về trang Landing Page.
Landing page thường thể hiện phần mở rộng của một đoạn quảng cáo và được tối ưu hoá các từ khoá hay cụm từ khoá giúp các Search Engine dễ dàng chỉ mục. Ví dụ, khi bạn vào một trang chủ của các tờ báo online (vnexpress.net chẳng hạn), bạn click vào một thông tin quảng cáo của một công ty, một trang “đích” ở dạng html hay chỉ là một pop-up xuất hiện, nó chỉ giới thiệu duy nhất về một sản phẩm nhất định nào đó. Trang này được gọi là một landing page.
Trong hoạt động tiếp thị trên Internet, Landing pages đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Vậy làm thế nào để sử dụng công cụ này có hiệu quả?
Michael Fleischner – một chuyên gia về marketing trên các trang web tìm kiếm thông tin với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing cho rằng dù phục vụ bất cứ một mục đích nào (quảng cáo, thông báo, khuyến mãi…) thì một trang đích đến chỉ có tác dụng khi nó dẫn người lướt web đến hành động (mua hàng, sử dụng dịch vụ hay làm theo những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra trong trang web). Ông ta nêu ra bảy bí quyết dưới đây giúp các doanh nghiệp đạt được mục đích nói trên.

1. Tạo câu tiêu đề lớn, đậm và có liên quan đến các khách hàng mục tiêu

Nếu không gây được sự chú ý của khách hàng bằng một câu tiêu đề như vậy, chắc chắn nội dung còn lại của trang “ăn theo” cũng bị bỏ qua. Đó cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp, các chuyên gia tiếp thị thường thử nghiệm nhiều landing page cùng một lúc để xem trang “ăn theo” nào thu hút những người sử dụng Internet nhất. Thông thường, những trang “ăn theo” đánh đúng vào lợi ích của khách hàng sẽ gây được sự chú ý nhiều nhất.
Landing page là gì?

2. Sử dụng các hình ảnh trực quan, sinh động để minh họa

Nếu khách hàng phải đọc hết cả tiêu đề chính lẫn tiêu đề phụ mới hiểu được người ta chào bán cái gì thì khó có thể kéo họ đi xa hơn. Ở đây, các hình ảnh trực quan có một tác dụng rất lớn trong việc tạo ra sự chú ý của khách hàng. Chỉ các hình ảnh mới có thể chuyển tải thông điệp của doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất.
Landing page là gì?

3. Sử dụng các nhân chứng

Người tiêu dùng ít khi mua sản phẩm mà chưa được nghe nói về sản phẩm đó mà có khuynh hướng mua hàng theo giới thiệu, khuyến khích của người khác, nhất là khi mua hàng trên mạng. Việc sử dụng các nhân chứng (thông qua hình ảnh, trích dẫn lời nói, phim video, băng ghi âm…) sẽ xóa tan các mối lo ngại của các khách hàng mới và những lời đồn đại từ bên ngoài bất lợi cho doanh nghiệp.
Landing page là gì?

4. Triệt để sử dụng từ “miễn phí”

Đưa ra một lời mời chào sử dụng sản phẩm hay dịch vụ miễn phí là một cách làm có tác dụng nhất, khiến khách hàng đi đến hành động (tham gia chương trình khuyến mãi hay chỉ đơn thuần cung cấp một số thông tin các nhân như tên, địa chỉ thư điện tử… để doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu làm nghiên cứu, tiếp thị trực tiếp).
Landing page là gì?

5. Đưa ra những lời mời chào có điều kiện

Nên tạo ra tính khẩn cấp của một lời mời chào trong trang “ăn theo” bằng cách đặt ra những giới hạn về thời gian. Cũng có thể giới hạn số người đăng ký trở thành thành viên hay quy định tiêu chuẩn cụ thể cho người tham gia một chương trình khuyến mãi. Nên thử nghiệm xem các điều kiện đưa ra có tác dụng như thế nào đối với các khách hàng tiềm năng để điều chỉnh cho thích hợp.
Landing page là gì?

6. Đưa ra nhiều phương thức thanh toán khác nhau

Một số doanh nghiệp thường chỉ đưa ra một phương thức thanh toán cho các khách hàng tiềm năng muốn đặt mua sản phẩm hay dịch vụ của mình. Cách làm này sẽ làm cho một số khách hàng cảm thấy không thoải mái và có thể từ bỏ ý định mua hàng.

7. Thử nghiệm thường xuyên

Việc thử nghiệm thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp rút ra kết luận những landing page nào có tác dụng nhất đối với các khách hàng mục tiêu, từ đó nâng tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển thành khách hàng thật sự thông qua các chương trình tiếp thị bằng trang “ăn theo”. Việc thử nghiệm cũng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu biết tốt hơn về các xu hướng mang tính thời vụ trên thị trường.