19/12/13

5 bước để SEO từ khóa lên top Google

Có rất nhiều cách khác nhau để SEO một từ khóa lên top Google. Có những chiến lược khiến website lên rất nhanh, thậm chí chỉ cần 1 tuần nhưng cũng khiến website ra đi rất nhanh, và không bao giờ trở lại! Ngược lại có những chiến lược chậm rãi nhưng rất chắc chắn, phải mất 6 tháng mới lên top nhưng ở đó mãi mãi. Dù cho bạn sử dụng cách nào đi chăng nữa, thì 5 bước cơ bản dưới đây là điều bạn cần lưu tâm và thực hiện. Bạn sẽ thấy là, SEO không quá khó nếu đi đúng hướng.

Bước 1: Phân tích và chọn lựa từ khóa chính xác

Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn nhanh chóng hoàn thành kế hoạch SEO cũng như giúp bạn tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn sai lầm ở bước này, thì tất cả những nỗ lực của bạn về sau sẽ trở thành công cốc!
Đừng bao giờ chọn ngay những từ khóa “hot” để SEO, rất khó và nguy hiểm nhưng tỉ lệ chuyển đổi không cao. Hãy lựa chọn những từ khóa ngách có độ canh tranh thấp (hoặc trung bình) hoặc những từ khóa mang tính chất địa phương. Sau khi đã lên top những từ khóa này rồi, bạn mới có thể chuyển hướng qua những từ khóa ngắn và khó hơn để thu hút nhiều lượng truy cập.

Bước 2: Xây dựng nội dung chất lượng và duy nhất cho các từ khóa

Với mỗi từ khóa, dù là từ khóa chính hay từ khóa phụ, hãy viết những bài viết thật CHẤT LƯỢNG và DUY NHẤT. Không chỉ Google thích điều này, mà người đọc cũng rất thích, vì họ không thể tìm thấy một bài viết hay như vậy ở những nơi khác.
Một bài viết CHẤT LƯỢNG cần có sự đầu tư về nội dung, hình ảnh. Nếu bạn đi copy lại những bài khác, hãy viết lại theo phong cách của riêng mình.

Bước 3: Tối ưu On-Page

Ok. Sau khi bạn đã có một danh sách từ khóa tốt cộng với những nội dung CHẤT LƯỢNG và DUY NHẤT, hãy tiến hành tối ưu hóa Onpage những bài viết đó. Bạn hãy sử dụng Công cụ SEO Doctor để kiểm tra chất lượng các trang của mình. SEO Doctor là công cụ cơ bản nhất, bạn cần phải đạt 100% các điều kiện rồi hãy chuyển qua bước 4. Chú ý, mỗi trang có một title và description khác nhau. Không nên sử dụng một mẫu cho tất cả mọi trang.

Bước 4: Xây dựng hệ thống backlink chất lượng và hợp lý.

Hãy chia sẻ những nội dung của bạn trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google+, Twitter, Linkhay, Pinterest,…), các blog của bạn bè, các website khác, các diễn đàn cùng lĩnh vực,… và tạo ra các tương tác trên nội dung chia sẻ đó. Bạn cũng có thể mua 1 số backlink chất lượng nếu cần thiết, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn là: KHÔNG ĐƯỢC SPAM.
Bạn có thể xây dựng những website vệ tinh và tạo backlink theo mô hình link wheel hoặc link pyramid.
Thêm nữa, hãy thường xuyên sử dụng Ahrefs.com để kiểm tra chất lượng backlink của mình.

Bước 5: Kiên nhẫn lặp lại những bước trên

Sau khi bạn đã làm đầy đủ 4 bước trên, hãy tạm quên các từ khóa đó tiếp tục xây dựng website của bạn trở nên thân thiện và hữu ích với người dùng. SEO là không dừng lại, đối thủ của bạn cũng biết những điều trên, vì vậy bạn hãy liên tục cập nhật các bài viết mới chất lượng và độc đáo, quảng bá website của mình tới bạn bè và người thân, khởi tạo Fan Page của bạn trên Facebook, tạo tài khoản Google Plus và hô hào bạn bè +1 cho website của mình. Cùng với tất cả những gì bạn đã làm, từ khóa của bạn sẽ xuất hiện ở vị trí mà bạn sẽ bất ngờ.

Sử dụng SEO Doctor để audit onpage website

SEO Doctor là 1 công cụ check onpage hoàn toàn miễn phí, nó giúp chúng ta có thể xem được bất kỳ trang web nào được tối ưu hay không dựa vào những quy tắc chuẩn được đề ra.
Với những bạn mới bắt đầu làm quen với SEO, bạn có thể sử dụng SEO Doctor để kiểm tra bài viết trước khi post lên forum, mạngxã hội,… hay chính trên trang web của mình để giúp cho bài viết được hoàn thiện và tối ưu hơn. Sau đây Thủ thuật Marketing sẽ giới thiệu bạn các cách sử dụng và ý nghĩa của SEO Doctor.

Sử dụng SEO Doctor

Sau khi cài đặt SEO Doctor từ addon của Firefox bạn sẽ thấy biểu tượng lá cờ nằm ngay phía bên phải thanh URL -> click vào nó
Lá cờ sẽ thay đổi tuỳ màu tương ứng với mức độ tối ưu của trang web: Riêng mình thì thấy nó hay có 4 biểu tượng chính như sau: Lá cờ xanh (tối ưu – 100%), vàng (khoảng >90%) và đỏ (<90%). Nếu icon lá cờ bị thay thế bằng biểu tượng giống như bảng ngược chiều thì trang web đó về quy tắc post bài và bố cục chưa được chuẩn.
Cài đặt SEO Doctor trên Firefox
Sau khi click vào biểu tượng lá cờ thì giao diện của SEO Doctor sẽ giống như hình sau:

Ý nghĩa

Nếu tất cả các dấu check là màu xanh thì tính năng của các thẻ đó đã được tối ưu rồi.
  • Title: Kiểm tra xem độ dài tiêu đề đã tối ưu chưa (tối đa 70 kí tự).
  • ALT image tag: kiểm tra thuộc tính ALT của ảnh xem có hay chưa.
  • H1, H2: trong 1 trang chỉ có tối đa 1 thẻ H1 và nhiều thẻ H2.
  • Number of link: kiểm tra tổng số link trong webpage.
  • Meta desciption: kiểm thẻ xem thẻ meta đã có chưa hay độ dài đã phù hợp chưa (tối đa 155 kí tự).
  • Page indexable: Kiểm tra trang có thể được các công cụ tìm kiếm index hay không (dựa vào các thuộc tính index, canonical trong thẻ robots hoặc file robots.txt).
  • Page rank Flow: Kiểm tra tỉ lệ giữ Page Rank trong trang. 1 phần Page Rank của bạn sẽ bị chia sẻ cho các outbound link, nên tỉ lệ này tốt nhất là trên 80%.
  • SEO friendly: đường dẫn trang web có thân thiện hay không (Ví dụ: http://thuthuatmarketing.com/digital-marketing/seo/su-dung-seo-doctor-de-audit-onpage-website/ là 1 đường dẫn thân thiện).

Kiểm tra backlink bằng ahrefs.com

Nói chung, đã làm SEO thì phải làm backlink. “Content is King” nhưng mà “Backlink is Queen”. Như trên bàn cờ vua, con vua thường chỉ loay hoay 1 chỗ, giống như ta làm content trên webiste, còn con Hậu chém ngang chém dọc, giống như là đi làm backlink tứ tung.
Khi bước vào “cuộc chiến” backlink, có 2 việc bạn cần phải làm: nghiên cứu backlink của đối thủ và xây dựng chiến lược backlink cho mình. Chưa nói đến việc chơi sao cho “ngon”, cho “đẹp”, thì việc nào bạn cũng phải cần kiểm tra, thống kê và so sánh mạng lưới backlink của đối thủ và của mình. Việc này sẽ giúp bạn có chiến lược xây dựng backlink phù hợp.
Nói thêm 1 tí về chiến lược, có một chiến lược xây dựng backlink tên là “bằng trước khi vượt”. Tức là, bạn nghiên cứu các đối thủ xem họ đặt backlink ở đâu, chúng ta theo đặt ở đấy trên tinh thần “người ta đặt được thì mình đặt được”. Khi đó, mình bằng người ta trước đã, rồi mới vượt qua. Tuy nhiên, nếu bạn nghiên cứu cả 10 đối thủ, đặt backlink theo được cả 10 đối thủ thì hệ thống backlink của bạn là phần hợp của tất cả backlink của đối thủ, và dĩ nhiên là lớn hơn từng đối thủ 1. Ghê không? 
Ok, làm thế nào thì chúng ta sẽ tính sau. Bây giờ quay trở lại vấn đề kiềm tra backlink của đối thủ và của mình.
Ở đây, mình giới thiệu cho các bạn một dịch vụ tên là ahrefs.com. Ahrefs sẽ giúp bạn kiểm tra backlink của bất cứ website nào một cách nhanh chóng. Bạn sẽ có được cái nhìn tổng thể về hệ thống backlink của các website. Nếu bạn không có tài khoản, bạn chỉ có thể xem 1 vài chi tiết hạn chế. Nếu đăng kí tài khoản, bạn sẽ xem được nhiều hơn. Còn muốn xem đầy đủ chi tiết, xin vui lòng… trả tiền. 
Ở đây, tôi sẽ thử nghiệm với 1 website là blueup.vn – Một website cung cấp phương pháp học từ vựng hay và hiệu quả.
ahrefs-thuthuatmarketing-1
Thử nghiệm với domain blueup.vn
ahrefs-thuthuatmarketing-3
Một cái nhìn tổng quát về hệ thống backlink của một website/page

Các chỉ số trên Ahrefs.com

ahrefs-thuthuatmarketing-2
Chúng ta lướt qua 1 vài con số quan trọng trên kết quả thu thập được:

Referring Pages
: Số lượng trang có backlink về blueup.vn
Total Backlinks: Số lượng backlink về blueup.vn. Con số này lớn hơn hoặc bằng số Referring Pages.
Referring IPs: Số lượng IP có backlink về blueup.vn.
Referring Subnets: Chỉ số này liên quan đến Class C trong IP Address. Mình không rõ lắm nhưng cứ làm đa dạng là tốt.
Referring Domains: Số lượng domain có backlink về blueup.vn. Trong đó có liệt kê 5 loại domain tốt là .gov, .edu, .com, .net, .org.
Text: là backlink có anchor text. Những backlink không phải text gồm có hình ảnh, iframe hoặc redirect.
Do/Nofollow: Số lượng link dofollow và nofollow. Dĩ nhiên là dofollow sẽ tốt hơn nofollow.
Sitewide/Not sitewide: Sitewide tức là link đặt ở những nơi mà trang nào trên website cũng thấy, ví dụ như header, sidebar, footer. Not sidewide tức là đặt ở phần nội dung.
Redirect: là backlink dạng redirect từ trang khác về trang mình bằng 301 hoặc 302.
Image: số lượng backlink trong hình ảnh. Kiểu code của nó có dạng <a href=…><img src=… /></a>
Frame: là dạng iframe.
Form: backlink đặt trong các form đăng kí, submit của website.
Referring Pages for Anchor Phrases: chỉ số này thể hiện sự phân bố của anchor text.

Một số lưu ý khi đọc Ahrefs.com

Các số liệu Ahrefs giống như một sơ đồ bệnh án và chúng ta phải đọc để hiểu được chúng ta (hoặc đối thủ) đang làm tốt hoặc không tốt ở điểm nào.
Google thích domain loại .gov và .edu vì chúng liên quan đến chính phủ và giáo dục, 2 lĩnh vực có độ uy tín cao và ít bị SEO kiểm soát như những loại tên miền khác. 2 loại tên miền này cũng khá khó để tìm backlink chất lượng (tuy nhiên, có tiền là mọi thứ đều dễ dàng).
Dofollow chắc chắn tốt hơn nofollow, nhưng nofollow vẫn có những giá trị riêng. Nếu có những backlink nofollow từ trang có PR cao thì rất tốt.
Backlink dạng  not sitewide sẽ tốt hơn sitewide (nếu các điều kiện khác như nhau), vì nó là duy nhất, nằm trong nội dung. Sitewide thì đặt 1 chỗ có thể tạo thành cả nghìn backlink.
Sự phân bố của anchor text, CỰC KÌ QUAN TRỌNG! Đừng bao giờ nhồi keyword vào anchor text một cách điên cuồng mà hãy phân bố một cách tự nhiên nhất có thể theo tỉ lệ sau (tỉ lệ này được các chuyên gia khuyên dùng, Google không xác nhận):
  • 30% từ khóa chính
  • 10% từ khóa phụ
  • 20% từ khóa biến thể
  • 20% từ khóa thương hiệu
  • 10% địa chỉ URL
  • 10% từ khóa chung
Ngoài ra, với Ahrefs chúng ta còn có thể xem thêm những nội dung khác như những backlink mới/bị mất, những domain mới/bị mất, những trang chính,… ở các tab bên cạnh tab Overview. Đến đây các bạn có thể tự tìm hiểu được rồi.
Nếu trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn không rõ chỗ nào thì hãy comment URL và câu hỏi nhé. Mình sẽ kiểm tra và trả lời giúp bạn.

Sử dụng Whatsmyserp.com để kiểm tra SERP

Nếu bạn là một SEOer, thì có 1 việc tôi chắc chắn bạn phải làm hằng ngày là kiểm tra… website đã lên top chưa. Nếu chưa lên top thì bạn cũng cần phải biết là website của mình đang nằm ở đâu trên bảng xếp hạng. Cách đơn giản nhất là bạn dùng chính Google để kiểm tra (nhớ là dùng chế độ Incognito để không bị ảnh hưởng bởi cookie và cache nhé).
Cơ bản thì dùng Google là chính xác, nhưng nếu bạn đang chạy 10 từ khóa thì không được tiện lắm. Hơn nữa bạn cũng cần phải dùng đến Excel nếu muốn thống kê thứ hạng mỗi ngày. Trong những trường hợp này, có 1 chương trình mà mình thường dùng là Whatsmyserp.com.
Whatsmyserp.com rất đơn giản và dễ sử dụng, cho phép bạn kiểm tra đến 20 từ khóa cùng một lúc và có thể so sánh với đối thủ. Ngoài ra, nếu bạn đăng kí tài khoản thì Whatsmyserp.com sẽ lưu lại các kết quả trước đó để vẽ cho bạn một biểu đồ theo thời gian. Nói chung là khá tiện lợi.

Giao diện Whatsmyserp.com

Giao diện Whatsmyserp.com

Các ô nhập thông tin

Giao diện Whatsmyserp.com nhập thông tin kiểm tra

Biểu đồ theo thời gian

Whatsmyserp.com biểu đồ
Whatsmyserp.com biểu đồ 2
Biểu đồ này cho thấy, với những từ khóa cạnh tranh cao bạn rất dễ bị Google đánh rớt nếu chạy mũ đen

Tìm hiểu và cải thiện Domain Authority (DA)

Trong lĩnh vực SEO, có một chỉ số không do Google đặt ra nhưng rất quan trọng với kết quả SEO chính là chỉ số Domain Authority (DA) của SEOmoz. Vậy Domain Authority là gì?
Theo như định nghĩa của SEOmoz, DA là thước đo chất lượng của tên miền, được dùng để dự báo khả năng xếp hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Nó là một thước đo độ uy tín của tên miền. Tên miền nào có DA cao hơn thì có khả năng xuất hiện kết quả tìm kiếm cao hơn. Điểm số DA là được đánh số từ 0 đến 100, là tổng hợp dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau như: liên kết đến tên miền, tổng số backlink, mozRank, mozTrust và hơn… 150 tiêu chí khác. Những tiêu chí này được SEOmoz nghiên cứu và thử nghiệm cẩn thận, bám sát vào những tiêu chí xếp hạng của Google nên kết quả rất tuyệt vời và trở thành một chỉ số quan trọng ngang ngửa Page Rank từ Google đối với dân làm SEO.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể nghiên cứu hết 150 tiêu chí đó mà chỉ chọn những tiêu chí quan trọng nhất của DA để tối ưu (và cũng tối ưu kết quả tìm kiếm trên Google). Hiện nay, có 3 tiêu chí được quan tâm nhất là Domain Age (Tuổi của tên miền), Domain Popularity (Độ phổ biến của tên miền) và Domain Size (Độ lớn của tên miền). Đây là 3 tiêu chí cơ bản, ảnh hưởng đến rất nhiều tiên chí khác.

Domain Age (Tuổi của tên miền)

Tuổi của domain được tính từ khi domain được đăng kí khai sinh cho đến thời điểm hiện tại. Với nguyên tắc “sống lâu lên lão làng”, domain càng “già” thì các công cụ tìm kiếm càng tin tưởng và đánh giá cao. Các công cụ tìm kiếm hiểu 1 cách khá đơn giản là những domain càng lâu đời thì website chạy trên domain đó có chất lượng cho các độc giả. Nếu domain của bạn quá trẻ (dưới 5 năm), domain đó có nguy cơ bị sự kiểm tra gắt gao của Google, mà người ta gọi là Google Sandbox (Thủ thuật Marketing cũng đã từng bị Google Sandbox, và tuổi đời của Thủ thuật Marketing tới thời điểm này chỉ mới có… 8 tháng!)

Gợi ý của Thủ thuật Marketing

Để có được Domain Age tốt, bạn hãy đầu tư mua lại những tên miền có tuổi thay vì đăng kí mới. Bạn có thể xây dựng website phát triển nhanh và ít khả năng bị Google để ý.

Domain Popularity (Độ phổ biến của tên miền)

Một ca sĩ nổi tiếng sẽ có nhiều người biết đến, nhiều người nhắc đến và nhiều người chạy đến (xin chữ kí chẳng hạn). Tương tự, một domain phổ biến là một domain được nhiều website khác trỏ về, được chia sẻ thường xuyên trên mạng xã hội và được nhiều người follow theo.
Nếu mọi thứ diễn ra tự nhiên, thì đầu tiên website của bạn có chất lượng, nhiều người đọc và chia sẻ lại trên mạng xã hội, trên các forum, đưa vào bookmaking. Nhiều website khác đăng tải lại nội dung trên website. Khi đó, website của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và phổ biến.
Ít tự nhiên hơn 1 chút, chúng ta đang đi làm… backlink! 

Gợi ý của Thủ thuật Marketing

Có nhiều phương pháp để tăng độ phổ biến của website (nói đơn giản là làm backlink):
  • Chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
  • Chia sẻ trên các diễn đàn.
  • Làm guest blogging
  • Sử dụng Social Bookmarking
  • Xây dựng liên kết nội bộ tố
  • Xây dựng & trao đổi liên kết hợp lý
Dĩ nhiên, xin nhắc lại là hãy làm mọi thứ thật tự nhiên, cẩn thận, chất lượn. Đừng để bị Google “đá đít” (nhất là khi domain của bạn còn non trẻ).

Domain Size (Độ lớn của tên miền)

Nói đơn giản, website của bạn được index càng nhiều thì càng lớn. Một website có 1000 bài viết thì sẽ “ngon” hơn là 10 bài viết. Tuy nhiên, bạn vẫn phải để ý đến Panda nhé. Nội dung phải thật chất, không (hoặc ít) copy từ chỗ khác và đạt các nguyên tắc về SEO.
Một lưu ý quan trọng nữa, Domain size phải đi đôi với Domain Popularity. Nội dung càng nhiều thì backlink cũng phải càng nhiều.

Gợi ý của Thủ thuật Marketing

Để tăng domain size, bạn phải có nhiều trang được index, và bạn phải có nhiều nội dung. Hãy xây dựng content tốt, chia sẻ nhiều (tăng domain popularity), Google sẽ index website của bạn nhanh hơn và tăng chỉ số DA cho bạn.

Kiểm tra Domain Authority

Website http://www.opensiteexplorer.org
opensiteexplorer.org---Thuthuatmarketing
Cài đặt công cụ Mozbar trên Firefox hoặc Chrome

6 điều bạn cần chú ý khi chọn mua textlink

Nếu bạn muốn xây dựng backlink tốt và nhanh chóng thì có một thủ thuật rất đơn giản: bỏ tiền mua textlink từ những trang có PR, DA cao. Tuy nhiên, cũng như bất cứ một sản phẩm nào khác, textlink cũng khá “thượng vàng hạ cám” và nếu bạn không cẩn thận thì sẽ “tiền mất tật mang” không chừng.








1. Mua textlink trên các website có nội dung liên quan tới lĩnh vực của bạn

Đây là tiêu chuẩn đầu tiên các bạn cần ưu tiên khi chọn mua textlink cho website của mình. Việc đặt textlink trên các website có nội dung liên quan đến lĩnh vực của bạn không những giúp bạn có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, thương hiệu được biết đến tốt hơn mà còn hiệu quả hơn rất nhiều trong SEO, giúp từ khóa của bạn có độ uy tín, độ hữu ích với người dùng hơn, dẫn đến từ khóa có khả năng xếp hạng cao hơn.

Ví dụ bạn có một website về lĩnh vực du lịch, vậy thì mức độ ưu tiên sẽ như sau:
  • Lĩnh vực ưu tiên số 1: Các website về du lịch, công ty du lịch, giới thiệu du lịch
  • Lĩnh vực ưu tiên số 2: Các website về giải trí, mua sắm, thời trang, giới trẻ, gia đình, tình yêu
  • Lĩnh vực không nên chọn: Game, Công nghệ thông tin, Khoa học kỹ thuật

2. Mua textlink trên các website có ít hơn 25 outbound links (OBLs)

Bạn nên chọn mua textlink trên các website có số lượng textlink trỏ đến website khác càng ít càng tốt và không có nhiều hơn 25 textlink vì như vậy khi đó các textlink sẽ đều được Google tính giá trị cao và tốt hơn cho website của bạn.
textlink-outbound
Bạn không nên mua textlink trên các website đã bán quá nhiều link rồi (>25 textlinks) vì như vậy giá trị mỗi textlink sẽ bị Google hạ xuống, không mang lại hiệu quả nhiều cho website của bạn.

3. Mua textlink trên các website có tuổi thọ nhiều hơn 6 tháng

Website càng có tuổi thọ cao sẽ càng nhận được nhiều độ uy tín (Domain Authority) từ Google và bạn đặt textlink trên các site này sẽ được hưởng lợi rất nhiều.

4. Mua textlink trên các website có nội dung được cập nhật thường xuyên

Việc các website có nhiều nội dung được cập nhật thường xuyên chứng tỏ website đó hữu ích cho người dùng và sẽ được Google index nhiều hơn.

5. Không mua textlink trên những website được xây dựng lại từ những domain đã hết hạn (Expired Domains).

Nếu bạn gặp những trường hợp rao bán textlink có PageRank 6,7,8,9 với giá rất rẻ thì bạn nên cẩn thận. Rất có thể đây là các domain từ nước ngoài đã hết hạn được mua lại và đăng các bài viết mới để trông giống như là website lâu đời.
Một số yếu tố để bạn dễ dàng nhận ra các website này:
  • Website thường sử dụng các CMS phổ thông như WordPress, Joomla, Vbb với giao diện rất đơn giản.
  • Các bài viết thường xuất hiện dày đặc trong thời gian ngắn, nếu kiểm tra 6 tháng đến 1 năm sẽ hầu như không thấy có bài viết nào.
  • Tên domain thường sẽ khó đọc và phát âm giống như các website ở nước ngoài

6. Không mua textlink trên những website có chứa mã độc, virus

Những website này khi bạn truy cập sẽ thường có dòng chữ “Website này có thể gây hại cho máy tính của bạn” và sẽ bị các công cụ tìm kiếm cho vào danh sách cần kiểm soát.

malware-site
Bạn không nên mua textlink trên những website này ngay mà hãy đợi đến khi bạn không nhìn thấy dòng chữ cảnh báo kia nữa.