Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing Online. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing Online. Hiển thị tất cả bài đăng

19/12/13

Ambient Advertising ấn tượng!


260511 ambient 
Ambient Advertising là một thuật ngữ trong ngành quảng cáo được sử dụng vào đầu những năm 1990 khi một số doanh nghiệp yêu cầu các đối tác quảng cáo của mình (Agency) hãy làm “một cái gì đó mới mẻ” cho họ.

Thay vì quảng cảo trên các phương tiện thông thường như billboard, báo chí, truyền hình, các đối tác quảng cáo đã bắt đầu đưa ra các ý tưởng độc đáo hơn quảng cáo trên các phương tiện “mới mẻ” hơn. Ambient Advertising có thể tạm được dịch là quảng cáo “quảng cáo môi trường sống bên ngoài”.
Với chi phí quảng cáo qua các kênh truyền thông cổ điển này càng cao trong khi mức độ thu hút sự quan tâm của đối tượng truyền thông thì ngày càng giảm sút. Vì vậy, các nhà tiếp thị ngày càng “hứng thú” với  quảng cáo ambient được ứng dụng phong phú trên nhiều phương tiện khác nhau. Ví dụ như trên xe hơi, xe đạp, taxi, xe buýt, tại cửa hàng, thang máy, công viên, trạm điện thoại, trung tâm mua sắm…
Mỗi khi các bạn phải suy nghĩ không biết mình nên sử dụng phương tiện quảng cáo nào cho hiệu quả thì Ambient Advertising có thể là một lựa chọn. Hãy làm cho mọi người phải “ngước nhìn” những ý tưởng quảng cáo đầy sáng tạo.

ambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient advertising, thuthuatmarketingambient advertising, thuthuatmarketingambient advertising, thuthuatmarketingambient advertising, thuthuatmarketingambient advertising, thuthuatmarketingambient advertising, thuthuatmarketingambient advertising, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketingambient, thuthuatmarketing

Giá trị của nghệ thuật “marketing kể chuyện”


nghe-thuat-ke-chuyen-marketing-thumbnail

Một câu chuyện hay phải chân thực, sáng tạo, mang lại cảm xúc, lan truyền cảm hứng và dẫn đắt độc giả vào một hành trình. Những câu chuyện hay trong marketing có sức mạnh thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của người tiêu dùng. 5 bước trong việc xây dựng và kể được một câu chuyện hay là (1) phải biết lắng nghe, (2) có quan điểm cá nhân trong đó, (3) truyền cảm hứng hành động, (4) tiếp thu ý kiến và (5) nghĩ sâu sắc hơn.
Nếu những mẩu quảng cáo chỉ kể những câu chuyện mơ hồ hay hời hợt, người tiêu dùng sẽ biết, họ sẽ chẳng quan tâm. Quảng cáo hay cần phải đánh vào “sự thật ngầm hiểu” tận sâu trong tâm trí của người tiêu dùng hay cốt lõi của nhãn hiệu, để chạm vào cảm xúc người xem và dẫn họ vào một hành trình thay đổi suy nghĩ, hành động.
Những câu chuyện hay trong marketing có sức mạnh thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của người tiêu dùng.
nghệ thuật kể chuyện marketing

Coca Cola – Sáng tạo không giới hạn trong quảng cáo


Coca Cola – Sáng tạo không giới hạn trong quảng cáo

Có thể nói rằng Coca-Cola là một câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu. Với sự sáng tạo không giới hạn trong các quảng cáo, hiện nay, Coca-Cola có mặt trên 200 quốc gia và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô la.
Gần như tất cả những gì mang tính bí quyết thành công mà tập đoàn Coca-Cola đã và đang thực hiện đều bắt nguồn từ ý tưởng của nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler. Nơi mà cách đây trên 100 năm Asa Griggs Candler làm xưởng sản xuất ngày nay là quảng trường Coca-Cola nôỉ tiếng của thành phố Atlanta.
Asa Candler đã vô cùng nhạy cảm khi phát hiện và đăng ký thương hiệu Coca-Cola. Thế nhưng các chuyên gia marketing còn khẳng định ông là một chuyên gia bậc thầy về marketing và xây dựng thương hiệu. Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100 năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng.
Asa Candler không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm 1895, nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của Mỹ. Asa Candler đã thực hiện một chiến dịch giới thiệu sản phẩm lớn chưa từng có vào thời điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca-Cola cũng có những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá 5 cent quá rẻ cho một ly. Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo, Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có.
Coca Cola – Sáng tạo không giới hạn trong quảng cáo
Bắt đầu từ số không của một thứ nước giải khát đặc biệt chưa bao giờ có trước đó, ông chủ Asa Candler đã như có phép thần khi biến Coca – Cola trở thành thứ nước giải khát “quốc hồn, quốc tuý” của người Mỹ. Nếu như trong năm đầu tiên, Candler chỉ bán được trên 30.000 lít Coca-Cola thì chưa đến 30 năm sau cả tập đoàn đã tiêu thụ được trên 70 triệu lít.






















5 bài học thương hiệu từ scandal của Lance Armstrong


armstrong11

Trong những ngày gần đây, báo chí liên tục đưa tin UDASA (Cơ quan phòng chống doping Mỹ) đã đưa ra các bằng chứng cáo buộc Lance Armstrong, tay đua vĩ đai nhất trong lịch sử môn thể thao đua xe đạp, đã sử dụng doping trong thời gian thi đấu đỉnh cao. Thông tin này đã làm chấn động thế giới và gây sốc nặng cho những người hâm mộ anh. Thương hiệu Lance Armstrong gần như chấm dứt.
Vụ bê bối này thực sự là một cơn ác mộng đối với những nhà tài trợ cho Lance Armstrong. Một số thương hiệu lớn từng gắn bó với Amstrong như Nike, Oakley, SCA Promotions đã ngừng hợp tác với anh ngay lập tức. Đại diện của Nike cho hay “dựa theo những bằng chứng được cung cấp, chúng tôi buộc phải chấm dứt hợp đồng với Armstrong”.
Dưới góc độ Marketing, đây là một bài học lớn cho việc xây dựng thương hiệu bằng cách tài trợ cho những người nổ tiếng. Dưới đây là 5 điểm đáng chú ý:

1. Các ngôi sao cũng là con người

Các ngôi sao lớn có thể có những khả năng rất đặc biệt (bởi vậy nên họ mới nổi tiếng), nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng ngôi sao vẫn là con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó ở bất cứ ai. Khi tài trợ cho những diễn viên hay vận động viên nổi tiếng, công ty cần hiểu là họ đang tài trợ cho một cá nhân, bao gồm cả những khuyết điểm bên trong, chứ không phải là những gì hào nhoáng nhất của ngôi sao đó.

2. Tên tuổi càng lớn, rủi ro càng cao

Có một suy nghĩ rất logic: người nổi tiếng nhất sẽ sử dụng những sản phẩm tốt nhất. Do đó, việc hợp tác với các tên tuổi lớn là rất quan trọng. Tuy nhiên, các thương hiệu đã tài trợ cho Tiger Woods hoặc Lance Armstrong chắc chắn đã nhận ra một điều: khi một tên tuổi lớn trở thành chủ đề của những cuộc tranh cãi, thì hình ảnh của công ty sẽ bị vạ lây, thậm chí còn đình đám hơn trước.
Bài học này không có nghĩa là các công ty không nên tài trợ cho những tên tuối lớn, mà họ cần phải sẵn sàng một chiến lược quản trị rủi ro cho sự hợp tác này.

3. Đừng bao giờ bỏ trứng vào 1 rổ

Mặc dù chiến lược phát triển thương hiệu bằng cách tài trợ là một sự đầu tư tốn kém, nhưng các công ty nên xem xét đến việc đa dạng đối tượng nhận tài trợ của mình. Chắc chắn là không phải nhãn hiệu nào cũng có thể thực hiện chiến lược như Nike, đầu tư 1 số tiền khổng lồ cho những hợp đồng tài trợ đình đám. Tuy nhiên, việc đặt tất cả trứng vào cùng 1 rổ là rất nguy hiểm.
Do đó, các công ty cần chuẩn bị những phương án thay thế khác, để không gắn chặt thương hiệu của mình vào 1 cá nhân nào.

4. Phát triển thương hiệu bằng tài trợ vẫn đáng được sử dụng

Vụ bê bối này gần như nhấn chìm tên tuổi của Lance Armstrong. Nó đã khiến các nhà tài trợ hết sức thất vọng, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến lược tài trợ trở nên vô nghĩa.
Vẫn chưa chắc chắn những bằng chứng buộc tội Armstrong có đúng hay không, thì anh vẫn từng là một trong những vận động viên nổi tiếng nhất thế giới. Tên tuổi của Armstrong đã tạo giúp cho các nhà tài trợ nổi tiếng theo và xây dựng được mối quan hệ tốt với các khách hàng. Cho dù hiện nay họ không còn sử dụng Armstrong làm đại sứ thương hiệu của mình, nhưng trong quá khứ họ đã thu được rất nhiều từ tên tuổi của anh. Hơn nữa, vụ bê bối này không có nghĩa là họ sẽ mất đi mối quan hệ tốt khách hàng.

5. Sau khi được xử lý đúng, scandal không còn quá tệ

USADA đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để chứng minh Armstrong có tội. Nếu những bằng chứng được xác minh là chính xác, thì Armstrong sẽ là “kẻ gian lận tinh vi và thành công nhất lịch sử”.
Trong suốt những năm thi đấu đỉnh cao, Armstrong đã nhận được hàng triệu triệu đô la từ các nhà tài trợ. Tuy nhiên hiện nay, không gì đáng ngạc nhiên khi mọi thứ đang chấm dứt với anh. Đối với các nhà tài trợ cho Armstrong, vẫn còn một tin tốt là vụ bê bối này không tệ như những suy nghĩ ban đầu.
Bằng việc chấm dứt hợp tác với Lance Armstrong, cũng như thể hiện sự thất vọng và xấu hổ, các nhà tài trợ đã cho khách hàng thấy mình cũng chỉ là nạn nhân trong vụ bê bối này.

Điều gì khiến khách hàng trung thành

Trong kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới là một vấn đề không đơn giản, nhưng việc khiến khách hàng trung thành với thương hiệu và tiếp tục mua hàng còn khó khăn và quan trọng hơn. Việc làm này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn hướng khách hàng trở thành những đại diện quan trọng cho thương hiệu, và mang lại nhiều khách hàng mới.
Vậy những điều gì khiến khách hàng trở nên trung thành? Infographic này (được tạo bởi Zendesk) chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm (88%) và dịch vụ khách hàng (72%) là 2 nhân tố lớn nhất giúp khách hàng trung thành với một thương hiệu.
Infographic này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra ấn tượng ban đầu, những cách khách hàng trung thành chia sẻ kinh nghiệm của họ về thương hiệu và những kết quả ấn tượng của việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Điều gì khiến khách hàng trung thành

Tại sao Apple từ bỏ Google Maps?

Apple vừa thắng kiện 1 tỉ dollar trước đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Samsung. iPhone 5 vừa phát hành cũng đạt được kết quả kinh doanh tốt, bất chấp sự xuất hiện của nhiều ý kiến thất vọng. Dựa vào những kết quả đạt được, trong tương lai không xa, Apple có thể sẽ trở thành công ty đầu tiên trên thế giới có giá trị vốn hóa 1000 tỉ dollar.
Với những thành tích rực rỡ đó, nhiều người nghĩ rằng Apple thực sự là một công ty hoàn hảo. Tuy nhiên, tập đoàn khổng lồ này vừa có một quyết định khiến chúng ta nhớ lại chân lý “không gì là hoàn hảo” bằng việc tung ra ứng dụng Maps để cạnh tranh với Google Maps. Cuối cùng, Maps của Apple đã thật sự thất bại.
Với chất lượng tồi tệ của Maps, Tim Cook (CEO của Apple) đã chính thức đưa ra lời xin lỗi đến người dùng “Tất cả những gì chúng tôi làm tại Apple là tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất thế giới. Chúng tôi biết rõ các bạn mong đợi từ chúng tôi, và chúng tôi vẫn đang làm việc không ngừng cho đến khi Maps thực sự đạt đến chất lượng đúng với sự mong đợi”.
Nhưng rõ ràng là Tim Cook cũng chưa có một giải pháp nào cho những vấn đề mà Apple đang mắc phải. Ông khuyên người dùng “Trong khi chúng tôi cải tiến Maps, các bạn có thể chuyển sang sử dụng các ứng dụng bản đồ khác từ App Store như Bing, MapQuest và Waze, hoặc sử dụng bản đồ của Google hay Nokia trên webiste và tạo biểu tượng của các ứng dụng web này trên màn hình”.
Việc đề nghị sử dụng các ứng dụng của các đối thủ thay cho ứng dụng của chính mình, Apple đã “há miệng mắc quai” khi đã từng tự tin tuyên bố Maps là ứng dụng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Apple đặt người dùng ở vị trí thứ 2?

Nhìn lại, việc từ bỏ Google Maps là một quyết định sai lầm của Apple trong thời điểm này. Nhưng, lý do nào khiến Apple lại phải làm như vậy?
Theo Jon Gruber (chủ blog Daring Fireball) thì hoàn toàn là vấn đề thời gian:
“Nếu thỏa thuận cũ giữa Apple và Google sẽ hết hạn vào nửa đầu năm 2013, nó sẽ rơi vào giai đoạn nửa chừng trong vòng đời phát triển của iOS 6. Nếu Apple tiếp tục sử dụng Google Maps thêm một năm nữa, họ sẽ phải thương lượng lại với Google trong một tình thế khó khăn, khi cả 2 bên đều biết rằng Apple hoặc (a) phải đồng ý với với các điều khoản của Google để được tiếp tục sử dụng Google Maps, hoặc (b) bắt buộc phải chỉnh sửa lại hệ điều hành iOS 6 trong khi hệ điều hành này vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi. Mặc dù sự thay đổi của Apple trong iOS 6 đang gây rắc rối cho họ, nhưng chắc chắn nếu Apple thương lượng thất bại với Google vào khoảng tháng 5/2013 thì một cuộc khủng hoảng tồi tệ sẽ xảy ra khi người dùng iOS 6 không thể sử dụng Google Maps được nữa. Trong một tình thế như vậy, Apple bắt buộc phải dồn lực để phát triển Maps trên iOS 6 thay vì nó nên được làm cho iOS 7″.

Kết quả tệ hại của Maps trên iPad
Giả sử những thông tin Gruber đưa ra là chính xác (vì đó vẫn là những thông tin chưa được xác nhận và công bố bởi những bên liên quan) thì chứng tỏ Apple đã bỏ qua trải nghiêm và sự thỏa mãn của người dùng để không phải gia hạn thỏa thuận khi Google đang chiếm ưu thế, hoặc trong trường hợp không thỏa thuận được, thì họ cũng không phải thay đổi iOS quá nhiều.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy Apple muốn tránh một cuộc thương lượng với Google trong tình trạng yếu thế, nhưng thành thật mà nói, Apple đang sở hữu một lượng tiền mặt khổng lồ. Họ có thể có quyết định đúng cho người dùng của mình mà không cần Peter Oppenheimer, CFO của công ty, là nhường lợi thế cho Google và quên luôn chuyện này!
Những Apple đã không làm như vậy, và tuy điều này không hẳn đã chứng tỏ sự suy yếu của Apple, nhưng cũng khiến vị trí số 1 của  Apple đối mặt với nhiều rủi ro.

Lòng tin khó xây dựng nhưng dễ đánh mất

Một đóng góp lớn vào sức mạnh của Apple là sự trung thành của khách hàng dành cho họ. Khi Apple hứa hẹn một sản phẩm mới tuyệt vời, khách hàng sẽ luôn tin tưởng rằng Apple sẽ làm vậy, và họ sẽ chứng minh bằng cách đặt hàng trước cả triệu sản phẩm mới đó trước khi Apple phát hành. Nói một cách đơn giản, sự khao khát của khách hàng là người bạn tốt nhất của Apple.
Nhưng khi công ty đánh mất điều đó, mặc dù bất cứ ai cũng có thể mắc sai lầm như vậy, thì với Apple nó không phải là vấn đề nhỏ. Điều đó được xem như là một sự sa sút của Apple, và họ phải ngăn chặn suy nghĩ nguy hiểm này, để khách hàng không phải đặt câu hỏi tại sau một Apple luôn tôn thờ trải nghiệm của người dùng lên tất cả nay lại chạy theo những con số tài chính.
Theo Econsultancy

Chiến lược vượt kẻ thống trị

Nhiều công ty cho rằng với một sản phẩm tốt hơn, ưu thế hơn, công ty sẽ dần chiếm được ngôi đầu. Tuy nhiên, một sản phẩm ra đời sau với tuyên bố tôi tốt hơn, dịch vụ của tôi hoàn hảo hơn… sẽ không có cơ hội sống sót trước kẻ thống trị hùng mạnh. Một sản phẩm khác biệt với một ý tưởng đắt giá mới là câu trả lời, một chiến lược đúng đắn.

Lựa chọn một ý tưởng khác biệt

Một thị trường đã xác lập thường có một kẻ dẫn đầu và những đối thủ khác. Trong trường hợp đó, một thương hiệu mới cần phải làm gì? Phải chăng là không có cơ hội cho những kẻ đến sau?
Hãy xem thử một trường hợp mạng xã hội (MXH) đầu tiên trên thế giới, từng giữ vị thế hàng đầu là Friendster. Cạnh tranh với Friendster lúc đó là Multiply. Bây giờ Friendster và Multiply ở đâu? Không ai quan tâm!
Hãy xem thử kẻ đến sau làm gì với Friendster! Đầu tiên là MySpace.
MySpace xâm nhập tâm trí khách hàng với một vũ khí mạnh mẽ: âm nhạc. MySpace là nơi tuyệt vời để mọi người có thể chia sẻ nhạc với nhau. Đó còn là môi trường tuyệt vời để những bạn trẻ bộc lộ tài năng âm nhạc.
Đã có khoảng 8 triệu nghệ sĩ mới được phát hiện từ MySpace. MySpace cũng là nơi tuyệt vời để những nghệ sĩ độc lập chia sẻ sáng tác của mình với người hâm mộ. Việc tập trung vào yếu tố âm nhạc khiến MySpace khác biệt so với những những kẻ đi trước là Friendster, Multiply.


Lịch sử cho thấy thương hiệu thành công nhất thực ra không cần phải là những thương hiệu cho ra mắt dòng sản phẩm đầu tiên, mà chính là những thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng đầu tiên.

Chiếm lấy tâm trí khách hàng

Yuengling là loại bia đầu tiên xuất hiện trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Budweiser mới chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.
Duryea sản xuất ra những chiếc xe ô tô đầu tiên. Nhưng Ford mới là công ty xe hơi định vị trong tâm trí khách hàng như người tiên phong.
MITS Altair 8800 là loại máy tính nhỏ đầu tiên, nhưng trong tâm trí mọi người, vị thế tiên phong là của Apple.
Tại Việt Nam, nếu như Vinamilk là kẻ thống trị thị trường sữa, kẻ đến sau TH True Milk phải định ra cho mình một lý do đáng giá để người tiêu dùng lựa chọn.
TH True Milk đã làm việc này rất tốt bằng việc chiến lược chiếm lĩnh từ “sạch”. Với một chương trình quảng bá đi kèm PR nhấn mạnh đến yếu tố “sữa sạch”, TH True Milk đã phần nào tạo được khác biệt hóa với những nhãn hàng sữa khác trên thị trường. Đồng thời, yếu tố “sạch” cũng rất đáng giá đối với người tiêu dùng trong thời buổi mọi người đều lo ngại trước những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dĩ nhiên, đã có suy luận rằng: “TH True Milk tuyên bố sữa mình sạch, hóa ra những nhãn sữa khác là bẩn hay sao?”.

Thực ra, trong marketing, công ty nào tìm ra một ý tưởng trước, cam kết với ý tưởng đó và tuyên bố ý tưởng trước, công ty đó sẽ nắm được thị phần trong tâm trí người tiêu dùng.
Volvo nhanh chóng chiếm lĩnh từ “an toàn”. Điều đó không có nghĩa là những nhãn hàng ô tô khác không an toàn.
Starbucks chiếm lĩnh “café sang trọng” không có nghĩa là những chuỗi cửa hàng café khác không sang trọng.
Trong việc tạo sự khác biệt để định vị chính mình trong tâm trí người tiêu dùng, TH True Milk đã ghi điểm. Thế nhưng liệu như vậy đã đủ?

Chiến lược định vị đối nghịch

Để đạt được vị trí thống trị, dĩ nhiên những thương hiệu hàng đầu phải có những ưu thế vượt trội hơn hẳn so với những sản phẩm khác trên thị trường.
Cách thông minh nhất với những kẻ đến sau là học tập võ sĩ Judo, tức là mượn lực của đối thủ để làm sức mạnh của mình. Hãy tìm ra điểm yếu từ điểm mạnh của đối thủ và khai thác nó.
Điều này có vẻ hơi trừu tượng. Tuy nhiên chúng ta sẽ rõ hơn khi nhìn lại một vài trường hợp sau.
Điểm mạnh nhất của Coca Cola là gì? Đó là loại đồ uống nguyên bản. Coca Cola là sản phẩm đầu tiên của dòng sản phẩm nước cola, là kẻ thống trị trong nhiều năm của dòng sản phẩm này. Ưu điểm của Coca Cola là tính lịch sử lâu dài, là hương vị nguyên bản.


Điều Pepsi làm là gì? Gắn điểm yếu vào những điểm mạnh của Coca Cola. Lịch sử lâu dài và hương vị nguyên bản của Coca Cola bị Pepsi “tái định vị” bằng cách gán vào đó tính “cổ lỗ”, “già cỗi”.
Khôn ngoan hơn nữa, Pepsi định vị mình thành kẻ đối nghịch: loại nước uống cho thế hệ kế tiếp với chiến dịch Generation Next. Pepsi đã dùng hình ảnh của những biểu tượng thời thượng của giới trẻ, những ngôi sao nổi tiếng như Michael Jackson, Madonna, David Beckham v.v… nhằm định vị tính trẻ của mình.
Thậm chí, Pepsi đã dần dần thay đổi logo, làm yếu tố màu xanh nước biển đậm hơn, nhiều hơn để đối nghịch với màu đỏ của Coca Cola.
Thật ngạc nhiên, khi sự đối nghịch trong tâm trí khách hàng càng rõ nét, khoảng cách thị phần giữa người thách thức và kẻ thống trị càng thu hẹp lại. Thậm chí đã có thời điểm Coca Cola loạng choạng, định vứt bỏ toàn bộ di sản của mình đi với nhãn hiệu New Coke.
Làm khác biệt mình đã là điều tốt. Xây dựng để mình đối nghịch với kẻ thống trị còn tốt hơn.
Trở lại lĩnh vực MXH, khi MySpace đã có một vị trí thống trị, những kẻ đến sau bằng cách này hay cách khác vẫn có thể vượt lên với một chiến lược đúng đắn, miễn là MySpace bộc lộ điểm yếu của mình.
Chúng ta có thể chứng kiến sự nổi lên âm thầm của LinkedIn. Điều LinkedIn làm hoàn toàn đối nghịch với MySpace. LinkedIn tập trung vào những người đã đi làm, đứng tuổi, nghiêm túc.
Khác với những trang MXH rực rỡ sắc màu, trang web của LinkedIn nghiêm trang đến tẻ nhạt: người sử dụng chỉ được up số ảnh và video rất hạn chế mà thôi.
Tuy nhiên, đây lại là một chiến lược đáng gườm. Một trang web dành cho đối tượng người trưởng thành cần phải khác biệt với những thứ “trẻ con” như MySpace, đó chiến lược đối nghịch mà LinkedIn thực hiện.
Nhà tiếp thị trẻ tuổi trẻ tuổi Laura Ries đã cho rằng, xét về tiềm năng tạo nên lợi nhuận, LinkedIn mới kẻ đáng chú ý. Bởi vì LinkedIn tập trung vào một đối tượng người sử dụng khá chuyên biệt, có chọn lọc, quan trọng hơn, đó là đối tượng đã đi làm, có tiền và sẵn sàng chi tiêu với mức cao hơn so với những account trên Facebook hay MySpace.
Đây là tập hợp khách hàng, có thể nhỏ hơn Facebook hay MySpace nhưng có sự tinh lọc tuyệt vời. Trong lần gọi vốn vào năm 2008, LinkedIn đã được định giá khoảng 1 tỷ USD. Mức giá này đã cao hơn hẳn so với cái giá 580 triệu USD mà News Corporation bỏ ra để mua MySpace.

Tại sao doanh nghiệp cần phải có website?

“Doanh nghiệp tôi đang kinh doanh lĩnh vực ABC, liệu tôi có cần một website không?”
Khi gặp câu hỏi này (mà thật ra cũng khá nhiều), tôi sẽ trả lời ngay là “CÓ”. Theo quan điểm của tôi, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có website, chỉ là ở mức độ nào và phù hợp với nhu cầu thế nào thôi. Với nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế website và online marketing, tôi tổng hợp được 10 nguyên nhân tại sao một doanh nghiệp cần có website, và chúng đóng vai trò gì trong sự phát triển của doanh nghiệp.

                               





1. Bộ mặt doanh nghiệp trên internet

Chúng ta đang sống trong 2 thế giới: thế giới thực và internet. Nếu bộ mặt của doanh nghiệp ngoài thế giới thực là trụ sở, văn phòng, vị trí địa lý, bộ brochure, danh thiếp,… thì bộ mặt của doanh nghiệp trên internet là website. Tất cả những gì khách hàng biết về bạn trên internet sẽ tập trung vào website của bạn. Màu sắc, phong cách, tính năng, nội dung trên website sẽ phản ánh được hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng. Văn phòng khang trang chứng tỏ doanh nghiệp chất lượng, website chỉnh chu chứng tỏ doanh nghiệp chuyên nghiệp.

2. Nâng tầm thương hiệu

Khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ xem xét website của nhiều công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ họ mong muốn. Doanh nghiệp nào có website chuyên nghiệp hơn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn, thu hút khách hàng hơn và có nhiều cơ hội bán hàng hơn. Đó là bởi vì website đang đại diện cho thương hiệu của bạn. Website được thiết kế tốt, khách hàng sẽ đặt nhiều niềm tin hơn, thương hiệu của bạn được đánh giá cao hơn các đối thủ.

3. Khách hàng đang ở trên internet

Việt Nam đang có 32 triệu thuê bao internet (chiếm 1/3 dân số). Khi có bất cứ nhu cầu gì, họ sẽ dùng Google tìm kiếm, chat hỏi bạn bè, dùng Facebook để tham khảo thông tin,… Do đó, nếu bạn không có website, sẽ gần như không có khả năng bạn tiếp cận được một số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ đang ngày ngày lục tung internet để phục vụ cho vô số nhu cầu.

4. Thu hút khách hàng tiềm năng

Một website được thiết kế tốt (bao gồm cả giao diện và tương tác), cộng với những phương pháp online marketing như SEO, Google Adwords, banner quảng cáo,… sẽ thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng đên với doanh nghiệp. Bạn không cần phải đi tìm họ. Chính họ tìm đến bạn, sử dụng dịch vụ của bạn và chia sẻ cho những khách hàng tiềm năng khác.

Thu hut khach hang tiem nang

5. Cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng

Bạn có thể đưa bất cứ thông tin gì lên website. Vậy tại sao bạn không dùng nó để cung cấp những thông tin quan trọng mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng? Giới thiệu, sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi, tin tức, tài liệu hướng dẫn,… Một khi có thông tin hữu ích, khách hàng sẽ vào website của bạn thường xuyên hơn, và họ sẽ có ấn tượng tốt với doanh nghiệp của bạn.

6. Giao tiếp và chăm sóc khách hàng

Website không chỉ cung cấp thông tin 1 chiều. Bạn có thể dùng webiste để khảo sát ý kiến khách hàng, xem họ đánh giá thế nào về những sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Từ đó, bạn sẽ có những cách chăm sóc khách hàng tốt hơn, mang lại nhiều giá trị và giữ họ trung thành với bạn.

7. Bán hàng 24/7


Doanh nghiệp hoạt động theo giờ giấc, thường nghỉ vào buổi tối và cuối tuần. Tuy nhiên, website hoạt động 24/7. Khách hàng có thể truy cập bất cứ lúc nào, kể cả 3 giờ sáng, tìm hiểu thông tin sản phẩm dịch vụ và quyết định mua hàng khi bạn đang ngon giấc!

8. Phân tích tâm lý hành vi khách hàng

Website có thể giúp bạn phân tích tâm lý hành vi của khách hàng thông qua các thủ thuật theo dõi và sử dụng các công cụ như Google Analytics. Bạn có thể biết được khách hàng có hứng thú với dịch vụ nào, sản phẩm nào đang hot, màu sắc nào sẽ gây được ấn tượng tốt, câu nói nào giúp họ hài lòng…

9. Nền tảng của Internet Marketing

Internet marketing đang phát triển mạnh, song song với marketing truyền thống và đóng góp ngày càng quan trọng vào chiến lược marketing tổng thể. Tuy nhiên, bạn cần phải có website để chiến lược internet marketing thực sự hiệu quả, vì tất cả khách hàng sẽ tập trung về website của bạn.

10. Tiết kiệm chí phí nhưng hiệu quả cao

Hãy nhìn lại tất cả ý trên, nếu bạn thuê nhân sự hoặc địa điểm để đạt được những giá trị trên thì sẽ như thế nào? Đội ngũ chăm sóc khách hàng, tư vấn thông tin, phân tích hành vi khách hàng,… sẽ tốn bao nhiêu trong ngân sách của bạn? Tuy nhiên, nếu bạn có 1 website đủ tốt, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều (tôi không nói là tất cả vì vẫn cần phải có con ngời để vận hành) nhưng thu được hiệu quả cao. Website hoạt động 24/7, xử lý được lượng dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng và gần như không có tính toán nhầm lẫn

Kết luận

Tùy mỗi lĩnh vực kinh doanh mà tầm quan trọng của mỗi vai trò của website sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn không có trường hợp chúng chẳng đóng góp tí tẹo nào cho doanh nghiệp của bạn cả. Nếu doanh nghiệp bạn chưa website, hãy tìm hiểu các loại website phù hợp với nhu cầu và xây dựng ngay. Còn nếu bạn đã có website rồi, hãy đọc lại 10 điều trên xem chúng ta có thể cải tiến website để đáp ứng được nhiều yêu cầu hơn và mang lại lợi ích lớn hơn không?